Anh gọi đây là hiệp định thương mại lớn nhất của nước này kể từ sau Brexit. Gia nhập CPTPP sẽ giúp họ thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và xây dựng các tuyến thương mại sau khi r💛ời Liên minh châu Âu (EU).
"Việc gia nhập CPTPP sẽ đưa Anh vào trung tâm các nền kinh tế năng động,🐎 đang tăng trưởng tại Thái Bình Dương", ông Sunak cho biết trong một thông báo. Ông khẳng định thỏa thuận này cho thấy "lợi ích kinh t🎃ế thực sự của sự tự do hậu Brexit".
Chính phủ Anh cho biết hiệp định này sẽ giúp họ giảm th☂uế nhập khẩu ôtô, rượu và sản phẩm từ sữa. GDP Anh sẽ tăng thêm 1,8 tỷ bang (2,2 tỷ USD) mỗi năm trong dài hạn. Con số này có thể tăng thêm nếu nhiều nước gia nhập hơn nữa.
CPTPP sẽ là thỏa thuận bổ sung bên cạnh các hiệp đị🐟nh thương mại tự do (FTA) mà 🌱Anh đang có với hầu hết các nước thành viên. Các doanh nghiệp Anh cũng sẽ có thêm lựa chọn về điều khoản thương mại.
Sau Brexit, Anh đã đạt thỏa thuận thương mại mới 𒐪v💮ới Australia, New Zealand và Nhật Bản. Họ cũng đang đàm phán với Canada và Mexico.
Sáng 31/3, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew đánh giá sự ꧑kiện này là một cột mốc quan trọng trong quan hệ thương mại của Anh với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông cũng cảm ơn các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là Việt Nam, đã hỗ trợ Anh trong suốt quá trình gia nhập.
"CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Anh với 🔯Việt Nam, cũng như với các nước thành viên khác", ông chia sẻ. Thời gian qua, với hiệp định tự do đã có, kim ngạch thương mại hai nước tăng 20%, lên hơn 6,4 tỷ bảng Anh.
Cũng trong sáng nay, Bộ trưởng Thương mại và Kinh doanh Anh Kemi Badenoch cho rằng việc gỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ có lợi cho cả hai nước khi tham gia sâu hཧơn vào chuỗi cung ứng của nhau và đa dạng hóa thương mại. Từ đó, doanh nghiệp hai quốc gia sẽ có thêm nhiều cơ hội.
Anh đã nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ đầu năm 2018, nhằm kích thích xuất khẩu hậu Brexit. Họ nộp đơn xin gia nhập CPTPP từ năm 2021. Anh sẽ là thành viên mới đầu tiên của tổ chức nà🍸y.
"Khu vực Vành đai Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng nhanh gấp đôi châu Âu. Vì thế, các doanh nghiệp Anh nên nghĩ đến việc hiện diện tại đây. CPTPP sẽ giúp quá trình này dễ hàng hơn. Quy 🎃mô hiệp định này cũng sẽ lớn hơn khi ngày càng nhiều nước gia nhập", Sally Jones – chuyên gia nghiên cứu chiến lược và chính sách thương mại tại hãng tư vấn EY nhận định.
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Tổng cộng, c🔯ác nước này có khoảng 500 triệu dân. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính nếu có sự tham gia của Anh, nhóm này sẽ đóng góp 15% GDP toàn cầu.
Hà Thu - Đức Minh