Ở nội dung 400m hỗn hợp, Ánh Viên cán đích sau 4 phút 32 giây 59. Thông số này kém kỷ lục quốc gia do cô lập năm 2016 tới 20,29 giây, nhưng vẫn đủ để Ánh Viên giành HC vàng. Về nhì với thành tích 4 phút 57 giây 06 là Võ Thị Mỹ Tiên, kình ngư đã qua mặt Ánh Vi🦄ên giành HC vàng ở hai nội dung trong ngày thi đấu hôm qua.
Ở nội dung 50m tự do, Nguyễn Diệp Phương Trâm rất được chờ đợi. Kình ngư của TP HCM từng được kỳ vọng là "Ánh Viên mới", hai lần hạ đàn chị tại giải VĐQG năm 2015 khi mới 14 tuổi. Tuy nhiên, trong cuộc so tài tại Huế lần này, Phương Trâm chỉ giành HC bạc khi 🍎hoàn thành phần thi sau 26 giây 64, kém 0,19 giây so với người về đầu là Ánh Viên.
Phương Trâm đang giữ kỷ lục quốc gia nội dung 100m bơi bướm với thời gian 59 giây 31. Nhưng hôm nay, cô mất tới 1 phút 2 giây 22, lần thứ hai trong ngày phải về nhì với 0,42 giâ𓃲y chậm hơn Ánh Viên.
Ngoài hat-trickᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ HC vàng cá nhân, Ánh Viên còn kiếm thêm một HC vàng đồng đội. Cô bơi lượtđầu ở nội dung 4x50m hỗn hợp và cùng Lê Thị Hồng Diệu, Nguyễn Thị Diệu Linh và Nguyễn Thị Bích Ngọc, về nhất với 2 phút 01 giây 52. Đội Long An về nhì với 1,23 giây chậm hơn.
Giải bơi VĐQG bể 25m diễn ra từ ngày 1 đến 6/3. Đây là giải đầu tiên Ánh Viên thi đấu, kể từ khi rút khỏi đội tuyển quốc gia. Sau ba ngày tranh tài, Ánh Viên giành 14 HC vàng - bằng tổng số HC vàng của 10 đoàn phía sau cộng lại, giúp Quân đội đứng đầu với 18 tấm HC vàng. Các đoàn xếp sau lần lượt là An Giang (9 HC vàng), Long An (🌞hai HC vàng), Đà Nẵng (hai HCꦇ vàng), TP HCM (một HC vàng). Các đoàn Vĩnh Long, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Bình, Hải Dương và Cần Thơ đều chưa có HC vàng.
Giải năm nay thiếu vắng nhiều đối thủ có thể cạnh tranh với Ánh Viên, do họ đang nằm trong thành ph𝄹ần đội tuyển💯 tập huấn tại châu Âu chuẩn bị cho SEA Games 31.
Lâm Thoả