Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng ANZ, điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm chủ yếu đến từ khu vực nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đạt gần 400 triệu USD, giải ngân cũng tăng lên 465 triệu USD, từ mức 450 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. A🔥NZ nhận định, với việc môi trường pháp lý ngày càng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương được đẩy nhanh, dòng vốn FDI sẽ liên tục chạy vảo Việt Nam, hỗ trợ xuất khẩu trong trung hạn.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu 💮tư gián tiếp (FII) cũng tiếp tục được cải thiện. Chỉ trong tháng một, đã có tới 70 triệu USD từ các quỹ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoánꦕ. Trước đó, năm 2013, vốn FII tại Việt Nam đã tăng tới 70%, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của hơn 20% của chỉ số Vn-Index, trong khi thị trường chứng khoán của các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN đang chịu nhiều áp lực.
Các chuyên gia của ANZ đá🌌nh giá, chính môi trường vĩ mô ổn định, tỷ giá ít biế🥂n động và tài khoản vãng lai thặng dư đang là những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư ngoại bỏ tiền vào Việt Nam.
Mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia từ "ổn định" lên "tích cực" và giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn ở mức “B+”, cho thấy các điều kiện vĩ mô được cải thiện mạnh mẽ, hệ thống tài chính ổn định hơn. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát khi tăng 0,69% trong ♏tháng một, thấp nhất kể từ năm 2010, phản ánh cầu trong nước chưa hồi phục.
Trước tình hình này, ANZ giữ nguyên dự báo về triển vọng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2015: tăng GDP khoảng 5,6-5,8%, lạm phát ở 7,5 - 8%, caoꦑ hơn mục tiêu đề ra (7%꧅) trong bối cảnh Chính phủ theo đuổi một chính sách tài khóa nới lỏng khi gia tăng đầu tư công.
Tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định nhờ sự hỗ trợ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối và cán cân thương mại cải thiện. Điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng cường dự tr🔯ữ ngoại hối, mà th꧑eo nhiều ước tính đang ở mức khoảng 21 tỷ USD, cải thiện lớn so với năm 2010.
Tuy nhiên, các chuyên gia ANZ cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại rủi ro do nợ xấu chưa giải quyết 💖triệ🍃t để. "Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu", báo cáo của ANZ phản ánh.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2013, tỷ l𒐪ệ nợ xấu ở mức 3,79%, giảm 1% so với đầu năm. Song, các tổ chức quốc tế ước tính tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng gấp đôi nếu áp dụng đúng theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, từ 1/6/2014, Thông tư 02 sẽ được áp dụng, dù Ngân hàng Nhà nước cho rằng sẽ không có sự gia tăng đáng kể so với con số công bố hiện nay, nhưng nhiều ý kiến cũng quan ngại nợ xấu sẽ có sự biến động khi các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn.
Phương Linh