Tọa đàm "Để đứa trẻ được là chính mình" là một trong những nội dung quan trọng của lễ bế mạc chương trình "Việt Nam ước mong", diễn ra tại chùa Giác Ngộ, 🌳quận 10, TP HCM. Sự kiện thu hút hơn 700 người tham dự, trực tiếp trên Fanpage VnExpress và Fanpage chùa Giác Ngộ.
Thượng tọa Thích Nhật Từ - trụ trì chùa Giác Ngộ - dẫn chứng số liệu của UNICEF, Việt Nam có 5,5 tr🧔iệu trẻ em thiếu 7 quyền lợi cơ bản gồm: sự giáo dục, tổ ấm, sức khỏe, dinh🃏 dưỡng, nguồn nước, thiếu vệ sinh và không có cơ hội tham gia các hoạt động gia đình, cộng đồng, xã hội - những môi trường cần thiết để nuôi dưỡng trẻ thành người có phẩm chất.
Thượng tọa chỉ ra các tình huống phổ biến: cha mẹ bỏ rơi, không hoàn thành trách nhiệm nuôi dưỡng con; áp đặt 100%, biến tr🐠ẻ thành bản sao của mình và cho đó là thành công về nuôi dưỡng, giáo dục. Trong khi đó, Đức Phật chủ trương trung đạo, tức là có những trường hợp cần can thiệp, dẫn dắt trẻ đi đúng hướng và khi nào nên để🌸 trẻ tự do phát triển, được là chính mình.
Hiện có rất nhiều trẻ chịu đựng sự áp đặt, ép bu꧒ộc của phụ huynh, cả trong cuộc 🌊sống lẫn học tập. Không ít cha mẹ cho rằng chỉ khi theo đúng lộ trình mình đã vạch sẵn, con mới thực sự thành công, tuy nhiên họ lại không hiểu con có thực sự hạnh phúc.
"Đôi khi sự can thiệp, ép buộc quá sâu vô tình tước đi quyền trẻ em mà Liên Hợp Quốc đã quy định", thầy Nhậtꦫ Từ nhấn mạnh. Áp đặt sai cách khiến trẻ mất tự tin, 🐓cảm thấy mất tự do, từ đó nổi loạn, cố chứng minh bản thân với cha mẹ, vô tình gây ra cú sốc thế hệ. Các bé cũng không còn tin tưởng phụ huynh, hạn chế tính hợp tác, tương tác, nối kết giữa con cái với cha mẹ.
Thầy Nhật Từ mong người lớn tôn trọng quyền tự quyết, không ép buộc khi trẻ có tinh thần kỷ luật cao, tự chủ, nhân phẩm tốt, học giỏi, ngoan ngoãn. Trong trường hợp con trẻ mang trong mình hạt giống bản năng quá lớn, phụ huynh cần giúp con đi đúng h💧ướng. Thầy lý giải nếu để trẻ có thói quen tiêu cực "được là chính mình", không can thiệp, sẽ khiến đứa trẻ ấy có tư tưởng không cần cha mẹ, sống lang thang, thíc🅠h gì làm đó, dẫn đến hệ quả xấu, phạm pháp, đánh mất tương lai.
Thầy Minh Niệm cũng đồng tình quan điểm trên, chỉ ra rất෴ nhiều người có tư tưởng kiểm 𓆏soát, nhồi nặn trẻ thành tác phẩm họ mong muốn, nghĩ con chưa đủ hiểu biết, không thừa nhận, dù trẻ có góc nhìn sâu, rộng. Vì thiếu kiến thức một số vấn đề như đồng tính, trầm cảm... cha mẹ không chịu lắng nghe con, vô tình khiến trẻ đau khổ, tổn thương, chọn con đường tiêu cực.
Theo sư Minh Niệm, quá trình hình thành nhân cách bắt đầu từ 13,14 tuổi (tuổi dậy thì), kéo dài đến 25 tuổi, chậm nhất là 30. Trong khi nhiều cha mẹ Việt cho rằng "con mình là của mình", thì phần lớn người Tây phương nghĩ con không h🐽oàn toàn thuộc về họ, mà của ông bà, vũ trụ, trời đất hay nguồn sống vĩ đại... Vì vậy họ không ép buộc, đưa trẻ vào khuôn khổ hay không thao túng cuộc đời con.
"Cha mẹ chỉ nên là chất liệu màu nhiệm, lù💮i lại một bước để đồng 🃏hành, dõi theo, nâng đỡ cuộc đời con, đồng thời là người bạn lớn, thân thiết, có mặt bất cứ lúc nào con cần" là thông điệp trong phần chia sẻ của thiền sư.
Trường hợp con trẻ vì quá ngột ngạt, luôn mơ ước sớm thoát ly gia đình, thiền sư khuyên cha mẹ cần nhìn lại, thay đổi quan điểm, buông bỏ bớt ham muốn của mình, tôn trọng nguyện vọng được làm chủ cuộc đời của con. Vì sau cùng, cha mẹ cũng rời bỏ cõi đời, con sẽ sống ra sao khi không có bất cứ ꦜkỹ năng, bản lĩnh nào đối mặt giông gió cuộc đời?
Sư Minh Niệm cũng đề cập đến hội chứng "mommy boy" - tức những đứa trẻ được mẹ yêu chiều, cung phụng quá mức, vô tình cướp mất cơ hội trưởng thành. Dù 30-40 tuổi, thành công và thông minh, những người con ấy vẫn luôn sợ hãi, mong manh, tâm hồn như một đứa ෴trẻ, muốn mẹ giải quyết mọi vấn đề, thậm chí tìm kiế𝐆m người vợ có tính cách, đủ khả năng bảo bọc như mẹ.
Các diễn giả còn khuyến khích trẻ được quyền tham gia, đóng vai trò quan trọng trong phòng chống xâm hại. Cụ thể, khi bị bạo lực gia đình, lạm dục tình dục, con cần báo với cha mẹ, ông bà, họ hàng, xã hội... để ngăn chặn tình trạng nạn nhân càng sớm càng tốt. Trẻ cũng có thể trở thành những truyền thông viên, lên tiếng bảo vệ những trường hợp bị xâm hại, giúp họ thoát nỗi đau. Nếu cꦐó kỹ năng, trẻ có thể tham gia với tư cách đại sứ, kêu gọi kết thúc bạo lực, lạm dụng...
Cha mẹ có thể huấn luyện con các kỹ năng cần thiết, tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro có thể xảy đến: ꧃khi ra đường, nếu có xe áp sát, cần cố gắng tách khỏi họ; nếu người không quen sờ, chạm tay chân hay vị trí riêng tư... cần la lên, tự truyền thông để được sự giúp đỡ nhanh chóng. Cảnh giác khi 💞nhận bánh kẹo, sách vở, tiền bạc... từ người lạ. Lúc ở nhà một mình, tuyệt đối không mở cửa khi có người gõ, không đi nơi vắng vẻ nếu được rủ rê, ngay cả đó là người thân quen...
"Để đứa trẻ được là chính mình" là talkshow thứ năm trong khuôn khổ chương trình "Vღiệt Nam ước mong", sau chuỗi tọa đàm về chủ đề: "Nuôi dưỡng đứa trẻ với trái tim tỉnh thức và hiểu biết"; "Nghệ thuật chữa lành đứa trẻ bên trong"; "Lắng nghe cả khi đứa trẻ chưa lên tiếng", "Cần lắm bàn tay nâng đỡ dịu꧋ dàng...
Trước tọa đàm, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc trình diễn nhạc phẩm Gia đình mình (Hamlet Trương sáng tác). Ban đạo ca Búp Sen thể hiện Quyền trẻ em (Thượng tọa Thích Nhật Từ). Ca khúc Hãy để trẻ em là chính mình (Thượng tọa Thích Nhật Từ) do ban đạo ca Diệu Âm đồng diễn. Bé Bào Ngư hát bản Sống như những đóa hoa (Tạ Quang Thắng).
Thi Quân (ảnh: Trần Công Hậu)
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng.🍸 Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.
Độc giả có thể xem thông tin chương trình tại đây.