Công an TP HCM vừa tiếp nhận tổng cộng 112 người trình báo cho rằng mình bị chiếm đoạt tiền thông qua việc "dụ gửi tiết kiệm đầu tư để lãi hơn" nhưng lại thành "bảo hiểm nhân thọ". Tình trạng người gửi tiết kiệm ngân hàng bị nhân viên nhà băng tư vấn mua các gói "tiết kiệm đầu tư" - sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, có lãi suất cao hơn - không phải chuyện hiếm trong thời gian gần đây. Đáng nói, hầu hết khách hàng đều không biết rằng đây thực chất là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nên đặt bút ký mà không mảy may nghi ngờ.
Độc giả NVL chia sẻ về trường hợp của mình: "Tôi vẫn nhớ năm ngoái bản thân có đến ngân hàng để đáo hạn sổ tiết kiệm. Trong lúc chờ đợi tới lượt làm việc, một nhân viên nam, mặc đồng phục ngân hàng tiến lại gần và tư vấn cho tôi tham gia một gói tiết kiệm đầu tư, cam kết lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm thông thường, sau ba năm có thể rút toà♊n bộ𝔍 cả vốn lẫn tiền lãi. Người đó phân tích cho tôi rằng đằng nào cũng không dùng đến số tiền này, thì nên đầu tư thay vì chỉ gửi tiết kiệm truyền thống.
Sau 30 phút nghe tư vấn, tôi cũng như bị thao túng tâm lý trước lời mời chào này, tuy nhiên vì chưa hiểu rõ lắm về dòng tiền của gói đầu tư này nên tôi xin phép ra về để suy nghĩ thêꦑm. Giờ ngẫm lại, tôi thấy mình may mắn vì đã chưa gật đầu đồng ý. Lúc đó, thú thꦅật là đầu óc tôi cũng bị mụ mị, chưa kịp tiêu hóa hết vấn đề, chứ không có lẽ đã sập bẫy rồi".
"Tôi đến ngân hàng giao dịch và luôn được các bạn nhân viên chào mời các gói bảo hiểm, thậm chí bên bảo hiểm cũng có một đội tư vấn viên chầu trực, mời chào. Tôi chưa kịp từ chối thì đã bị các nhân viên nài nỉ chỉ cần dành 5 phút ngồi nghe là sẽ được quay số trúng thưởng. Họ thậm chí đưa ra cho tôi những gói bảo hiểm vừa đúng với số tiền mà tôi có (có lẽ do có liên kết trước với ngân hàng). Cuối cùng, tôi phải từ chối khéo và hứa hẹn sẽ trao đổi qua email để tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng thì mới được buông tha", bạn đọc Toan Nguyen bổ sung thêm.
Đồng cảm với suy nghĩ của những người trở thành nạn nhân của bẫy lừa bảo hiểm, độc giả Vuong Tuan Hung chia sẻ: "Ai cũng biết là mục đích của mua bảo hiểm khác so vớജi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Vấn đề đáng nói ở đây là người dân bị lừa dối khi muốn gửi tiết kiệm lấy lãi bình thường nhưng lại bị nhân viên ngân hàng tư vấn để ký hợp đồng bảo hiểm.
Hơn nữa, để chốt được hợp đồng bảo hiểm, nhiều nhân viên ngân hàng cũng tư vấn không đúng và đủ mọi trách nhiệm, quyền lợi của người mua. Thay vào đó, họ thường nói sao để người mua chỉ thấy cái lợi, nghĩ rằng vừa an toàn, vừa sinh lời như gửi tiết kiệm, lại vừa được bảo vệ khi gặp rủi ro, bệnh tật và nhất là khi cần vẫn có thể rút ra được toàn bộ số tiền đã đóng. Người ta quên đi m𒅌ặt trái của bảo hiểm là thời gian đóng rất dài, hầu như không sinh lời mà lại còn mất phí, nếu cần gấp cũng không thể dễ dàng rút ngay được như gửi tiết kiệm, dừng đóng là mất tiền ngay...
Nếu bạn là người đã hiểu rõ và chủ động ký hợp đồng bảo hiểm thì tôi tin chẳng ai phàn nàn hay kêu ca về lời lãi của bảo hiểm cả. Chỉ có những người bị tư vấn sai, dẫn đến hiểu sai b♏ản chất của bảo hiểm, tin lời tư vấn của nhân viên ngân 𝄹hàng rồi giờ bị hợp đồng bảo hiểm hành cho khổ sở".
>> Tôi xác định mua bảo hiểm là lỗ
Khẳng định giá trị của bảo hiểm hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của người tư vấn, độc giả Tran NQ Trang bình luận: "Không thể phủ nhận nhiều tư vấn viên không có tâm, chỉ dụ dỗ chốt hợp đồng vì tiền hoa hồng chứ không đứng trên quyền lợi của khách hàng. Tôi cũng từng mua bảo hiểm nhân thọ khoảng 5-8 năm trước, nhưng các tư vấn viên giải thích rất rõ về 🎀hợp đồng.
Họ còn bắt tôi🍬 chứng minh thu nhập và tài sản và không giới thiệu cho tôi gói bảo hiểm có phí hàng năm lớn hơn 50% tổng thu nhập, để đảm bảo tôi còn có tiền để duy trì cuộc sống. Nếu tôi muốn mua thêm thì phải là chồng mua, và rồi họ cũng bán cho chồng tôi gói bảo hiểm không quá 50% thu nhập của anh.
Trong khi đó, nhiều trường hợp khách hàng đến gửi tiết kiệm nhưng nhân viên ngâ🅷n hàng lại tự vấn cho họ dùng toàn bộ khoản tiền gửi dành dụm bao nhiêu năm đó họ để đóng phí một năm đầu của gói bảo hဣiểm. Làm vậy rõ ràng là không có đạo đức nghề nghiệp".
Cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới những trường hợp mắc bẫy bảo hiểm là từ những tư vấn lệch lạc của nhân viên ngân hàng, bạn đọc Dương Trần nhận định: "Nhiều nhân viên bán bảo hiểm liên kết với nhân viên ngân hàng đánh tráo khái niệm và thao túng tâm lý, khiến người gửi nhầm lẫn rồi ký vào hợp đồng bảo hiểm dài hạn. Nếu đây là trách nhiệm của nhóm nhân viên này thì hợp đồng bảo hiểm kia mặc nhiên vô hiệu lực chứ chưa nói đến việc phải xem câu chữ hay điều khoản trong hợp đồng đó như thế nào? Đây chính là cách mà các công ty bảo hiểm trói buộc người mua (nhưng không được tư vấn hoặc thôꦜng báo kỹ càng), phải làm theo các điều khoản trong hợp đồng nếu vụ việc được đưa ra pháp luật.
Trước kia, tôi có anh bạn làm trong ngành ngân hàng cũng khá lâu (hơn 15 năm). Anh nói các nhân viên bán hàng hoặc gọi nôm na là phát triển kinh doanh (Salesperson) chịu rất nhiều áp lực từ cấp trên để đạt đủ chỉ tiêu được định sẵn trong một tháng, một quý. Nếu hai tháng, hai quý liên tiếp không đạt chỉ tiêu, họ sẽ bị trừ thưởng, thuyên chuyển công việc hoặc cơ bản là sa thải... Việc này gián tiếp khiến các nhân viên lo sợ, nghĩ ra cách tư vấn mập mờ cho khách hàng nhằm mời chào họ mua những dịch vụ dù không có khả năng thanh toán trên thực tế. Quả thật, chúng ta 🅘cần một cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn những hành vi sai trái này của các tư♏ vấn viên".
>> Bạn có gặp rắc rối với hợp đồng bảo hiểm? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.