Thành phố Tây An tại tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc bị phong tỏa nghiêm ngặt từ ngày 23/12/2021, trong nỗ lực quyết liệt nhằm ngăn chặn một đợt bùng phát Covid-19 lây lan nhanh chóng. Tình huống này khiến nhiều người liên tưởng đến những ngày đầu đại dịch đầy đau thương ở Vũ Hán, nơi 11 triệu dân bị phong tỏa suốt nhiều tháng hồi năm 202𝐆0.
Thời điểm đó, Vũ Hán chịu tổn hại nặng nề do tình trạng thiếu nguồn cung y tế vô cùng nghiêm trọng và giá thực phẩm tăng vọt. Tuy nhiên, cảnh hỗn loạn và 🌠nỗi tuyệt vọng của người dân cuối cùng cũng🐲 chấm dứt khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trung Quốc kể từ đó áp dụng chiến lược "Không Covid" bằng cách🍌 kết hợp các biện pháp xét nghiệm đại trà, phong tỏa nhanh chóng khi phát hiện ca nhiễm và truy vết, cách ly diện rộng nhằm dập tắt các đợt bùng phát mới.
Chiến lược này đã giúp Trung Quốc tránh được những kịch bản thảm khốc của đại dịch, có khả năng đã cứu sống hàng triệu sinh mạng và được đông đảo công chúng ủng hộ. Tới nay, Trung Quốc mới báo cáo 4.636 ca tử vong vì Covid-19, trong khi🉐 con số này ở Mỹ và Anh lần lượt là hơn 858.000 và gần 150.000.
Tuy nhiên, khi hàng loạt lời phàn nàn về tình trạng thiếu lương thực, cùng những sự cố đau lòng như sản phụ mất con vì quy định ngừa Covid-19 liên tục xuất hiện giữa lệnh phong tỏa ở Tây An, công chúng Trung Quốc dần tự hỏi 🅠tại sao những bi kịch như vậy vẫn diễn ra sau hai năm đại dịch.
Theo các bình luận viên Nectar Gan, Steve George và Jessie Yeung của CNN, để thực hiện chiến lược "Không Covid" và hướng tới kiểm soát dịch thành công, Trung Quốc yêu cầu toàn bộ bộ máy đề cao tính kỷ luật và đặt lợi ích tập thể lên cá nhân. Nhưng giờ đây, cách áp dụng máy móc của chính quyền địa phương lại trở thành nguồn cơn gây ra cảnh hỗn loạn tại Tây An, thành phố với 13 t💃riệu dân.
Do chính phủ vẫn hướng đến mục tiêu "không Covid", giới chức địa phương thường cam kết "bằng mọi giá" đưa số ca nhiễm về bằng không, khiến cuộc sống hàng ng⛦ày của người dân bị gián đoạn nghiêm trọng, đôi khi gây tổn hại chính những người mà họ có trách nhiệm bảo vệ.
"Nếu bạn chết không phải vì Covid-19, sẽ chẳng😼 ai quan tâm lý do là gì", một người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc tuần này bình luận.
Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về y tế toàn cầu tại tổ chức Hội đồng Quan hệ Đối ngoạ💟i của Mỹ, cho biết một số lãnh đạo địa phương tại Trung Quốc thường áp dụng một cách cứng nhắc chính sách từ trên xuống mà không quan tâm đến điều chỉnh về mặt hoạch định và thực thi cho phù hợp với thực tiễn cộng đồng mình phụ trách.
Tình trạng hiện nay tại Tây An được cho là một ví dụ. Nhiều lời phàn nàn về các biện pháp khắc nghiệt không thích đáng từng xuất hiện trong những đợt phong tỏa kéo dài trước đây൲ ở các khu vực nhỏ hơn. Đến khi Tây An bị phong tỏa, vấn đề mới trở nên trầm trọng hơn, diễn ra trên quy𒀰 mô lớn hơn và thu hút sự chú ý rộng rãi hơn.
"Một số người thường lấy Thượng Hải làm thước đo về🧜 hiệu quả quản lý, nhưng họ quên rằng thành phố này thực sự là hình mẫu hiếm hoi do năng lực hành chính tương đối mạnh", Huang nhận định. "Khi năng lực quản lý hành chính hạn chế, giới chức những tỉnh thành khác có xu hướng áp dụng các biện pháp nặng tay, bừa bãi và quá mức, khiến cái giá phải trả của chiến lược không Covid lớn hơn".
Trong tuần qua, chính quyền Tây An 𝓡đối mặt làn sóng phản đối kịch liệt từ công chúng vì lệnh phong tỏa quá hà khắc, khiến những bệnh nhân nguy kịch không được điều trị khẩn cấp.
Sau vụ thai phụ mất con vì không được nhập viện do giấy xét nghiệm âm tính với nCoV hết hạn vài giờ trước đó, dư luận Trung Quốc lại bất bình khi một phụ nữ khác hôm 5/1 cho biết cha cô qua đời 🌊vì lên cơn đau tim, sau khi bị nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận bởi đến từ "khu vực nguy cơ trung bình" trong thành phố. 8 tiếng sau khi người cha bắt đầu bị đau ngực, ông cuối cùng cũng được đưa vào bệnh viện để phẫu thuật, nhưng đã quá muộn.
"Bảo vệ nói với tôi rằng anh ta chỉ đang làm công việc của mình. Y tá bảo cô ấy đang làm đúng bổn phận. Bệnh viện cũng nói nhiệm vụ của họ là thế. Dựa t🎀rên những yêu cầu phòng chống dịch bệnh thì chẳng người nào có lỗi. Vậy vấn đề là do ai?", người phụ nữ đặt câu hỏi.
Để xoa dịu cơn thịnh nộ của công chúng, chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng thự💃c hiện loạt biện pháp kỷ luật quan chức. Các quản lý bệnh viện bị đình chỉ hoặc sa thải, trong khi nhiều quan chức y tế chủ chốt tại Tây An bị kỷ luật cảnh cáo. Tại cuộc họp báo hôm 6/1, lãnh đạo Ủy ban Y tế Tây An Liu Shunzhi đã cúi đầu xin lỗi người phụ nữ sảy thai, cũng như những bệnh nhân khác khó tiếp cận dịch vụ y tế.
Cùng ngày, Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, ngꦕười phụ trách giám sát nỗ lực ứng phó Covid-19 của đất nước, cũng nhấn mạnh giới chức y tế không được từ chối quyền tiếp cậꦆn dịch vụ y tế của người dân "vì bất kỳ lý do nào".
"Chúng tôi vô cùng đau buồn và lấy làm tiếc khi chứng kiến những vấn đề như vậy xảy ra. Điều này phơi bày sự cẩu thả trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch, để lại bài học sâu ♊sắc. Mục tiêu đầu tiên của nỗ lực chống dịch là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dâ🎐n", Phó thủ tướng Trung Quốc cho hay.
Bà còn chỉ ra một nguyên nhân sâu xa hơn khiến giới chức Tây An thực thi lệnh phong tỏa cực đoan đến vậy, đó là áp lực chính trị to lớn nhằm đạt mục tiêu "Không Covid" của chính quyền trung ương.
Hàng trăm quan chức trên khắp Trung Quốc đã bị sa thải hoặc trừng phạt vì không ngăn được Covid-19 bùng phát ở địa 🦋phương của họ. Giữa lúc Tết Nguyên đán và Olympic Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh đang đến gần, áp lực này ngày càng gia tăng.
Trong các đợt bùng phát Covid-19 trước đây, những người chỉ trích biện🙈 pháp phong tỏa cứng nhắc thường bị trách cứ rằng phải "nghĩ đến đại cục", cụ thể là mục tiêu "sạch bóng virus" của đất nước. Nhưng kể từ khi Tây An bị phong tỏa, ngày càng nhiều người bắt đầu ngẫm nghĩ về nỗi mất mát, thiệt thòi của các cá nhân, tự hỏi liệu chúng có đán💞g hay không.
"Virus chưa cướp đi sinh mạng nào tại thành phố này, nhưng thực🔜 sự có khả năng những vấn đề khác đã gây ra chuyện đó", Zhang Wenmin, một cựu nhà báo điều tra sống tại Tây An, nêu ý kiến.
Ánh Ngọc (Theo CNN)