Hành vi nhận hối lộ và hàng loạt sai phạm khác của 254 người, từ lãnh đạo đến nhân viên Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm tại TP😼 H💯CM và một số địa phương, được nêu trong cáo trạng VKSND TP HCM vừa hoàn tất.
Đây là vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Vì sao phải tiêu cực?
Trong phạm vi vụ án này, nhà chức trách xác định hành vi sai phạm bắt đầu tại các cơ sở đăng kiểm nhà nước - khối V (trực thuộc quản lý của Cục Đăng kiểm), gồm 4 trung tâm tại TP HCM: 50-05V, 50-03V, 50-06V và 50-07V.ཧ Giám đốc các trung tâm khai, mục đích của việc nhận hối lộ là có tiền đưa cho lãnh đạo Cục đăng kiểm để không bị gây khó khăn trong công việc, đảm bảo đủ chỉ tiêu lượt xe đăng kiểm, đồng thời tăng thêm thu nhập cho nhân viên.
Theo hồ sơ vụ án, ông Trần Văn Chủ được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-0💟3V (cơ sở tại TP Thủ Đức) từ năm 2016. Ban đầu, ông ra chủ trương chấn chỉnh tiêu cực, cấm đăng kiểm viên nhận tiền của chủ xe. Tuy nhiên, từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2022, vì áp lực phải đảm bảo chỉ tiêu số lượt xe kiểm định theo chỉ đạo của Cục trưởng và có tiền chung chi cho lãnh đạo, tăng thu nhập cho nhân viên, ông đã thống nhất với Ban lãnh đạo trung tâm cho đăng kiểm viên nhận hối lộ, bỏ qua lỗi của phương tiện khi kiểm định. Sau đó, nhận tổng cộng tiền hối lộ 141 triệu đồng từ trưởng dây chuyền, ông Chủ đưa cho Cục Trưởng Trần Kỳ Hình 80 triệu đồng.
Từ tháng 4/2022 đến tháng 10/2022, ông Đặng Việt Hà lên thay ông Hình và có chỉ đạo các Trung tâm Đăng kiểm khối V phải chung chi tiền theo mức 8.000-15.000 đồng trên mỗi lượt xe kiểm định. Do đó, số tiền nhận hối lộ hàng tuần của các trưởng dây chuyền sẽ phải nhiều hơn. Hàng tháng, ông Chủ sẽ gom lại và đưa cho Cục trưởng Hꦍà 30 triệu đồng. Tổng cộng, trung tâm đăng kiểm này đã đưa cho ông Hà 180 triệu đồng.
Cơ quan công tố xác định, từ khi đưa chỉ đạo ch🌃o phép đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ đến khi bị phát hiện, Trung tâm Đăng kiểm 50-03V đã nhận hối lộ hơn 2,6 tỷ đồng. Chủ phải chịu trách nhiệm về số tiền này, trong đó cá nhân bị can được hưởng hơn ꧂360 triệu đồng.
Tương tự, ông Ngô Ngọc Sơn làm Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-07V (quận Bình Tân) từ năm 2017. Ban đầu, ông này chủ trương không🍬 để xảy ra tiêu cực, cấm các đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ từ chủ phương tiện. Nhưng đến tháng 8/2018, để đảm bảo các chỉ tiêu mà Cục ⛎đăng kiểm phân công, ông đã cho phép các đăng kiểm viên nhận tiền "lót tay".
Tổng cộng, trung tâm này đã nhận hơn 13,2 t�𝄹�ỷ đồng. Trong đó, ông Sơn chia cho Cục trưởng Hình 680 triệu đồng, ông Hà 357 triệu đồng, hưởng lợi 800 triệu đồng, còn lại các đăng kiểm viên chia nhau.
Là nơi có hành vi tiêu cực diễn ra sớm hơn, từ năm 2016, Nguyễn Thanh Long (Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-06V ở quận 7) cùng với ban lãnh đạo đã c🧸ho phép các đăng kiểm viên nhận tiền của chủ phương tiện để bỏ qua sai phạm. Các bị can quy ước, số tiền nhận hối lộ đối với mỗi phương tiện đưa vào trung tâm là 100.000-150.000 đồng trên một lượt kiểm định ôtô dưới 16 chỗ; 200.000 đối với xe 16-45 chỗ; 300.000 đồng đối với ôtô tải trên 5 tấn, đầu kéo.
Thời gian này, giám đốc Long chỉ đạo nhận tiền tập trung vào các xe của công ty dịch vụ công ích, những người môi giới có quen biết. Số tiền thu được dùng để chi phí sinh hoạt và tăng thu nhập cho nhân vi♏ên. Đến tháng 8/2018, để có tiền "lót tay" cho lãnh đạo Cục giúp hoạt động của trung tâm không bị kiểm tra xử lý, Long chỉ đạo nhận hối lộ đại trà của các chủ xe đến đăng ki🔜ểm.
🎶Việc sử dụng tiền hối lộ một lần nữa phải tính toán lại khi vào đầu tháng 5/2022, Nguyễn Thanh Long thông qua ông Sơn (Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-07V), biết Cục trưởng Hà chỉ đạo hàng tháng mỗi trung tâm khối V phải nộp tiền theo mức 8.000-15.000 trên mỗi lượt kiểm định phương tiện. Long sau đó bàn với cấp phó và các trưởng dây chuyền thống nhất mỗi ngày đưa cho mình 600.000 đồng để chia cho Hà.
Hàng tháng, khi được triệu tập ra 🤡Cục Đăng kiểm Việt Nam dự họp, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-06V tính tổng số phương tiện đã kiểm định trong tháng nhân với mức trung bình 11.000/mỗi phương tiện, sau đó đổi ra USD bỏ vào phong bì đưa cho ông Hà tạ🦄i phòng làm việc.
Nhà chức trách xác định, từ tháng 4 đến tháng 10/2022, Cục trưởng Hà đã nhận của trung tâm này 10.000 USD (tương đương 234 triệu đồng). Giám đốcဣ Long phải chịu trách nhiệm về tổng số tiền nhận hối lộ tại trung tâm đăng kiểm do mình quản lý là hơn 18,8 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 1,1 tỷ đồng.
Là nơi diễn ra hành vi tiêu cực sớm nhất trong nhóm các trung tâm đăng kiểm khối V, từ năm 2014, ông Nguyễn Đình Quân (63 tuổi, Giám đốc trung tâm 50-05V, vớꦰi hai cơ sở đăng kiểm ở quận 12 và Tân Bình), đã đưa ra chỉ đạo cho phép nhân viên nhận tiền hối lộ của chủ xe để bỏ qua lỗi không đạt tiêu chuẩn khi kiểm định.
Nhà chức trách xác định, với va꧂i trò cầm đầu, bị can Quân phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ số tiền nhận hối lộ tại trung tâm 50-05V là gần 38 tỷ đồng, trong đó Quân 🐻được chia 3 tỷ. Số tiền này Quân đưa cho Cục trưởng Trần Kỳ Hình 1,4 tỷ đồng và ông Hà 185 triệu đồng, còn lại chiếm hưởng.
Việc nhận tiền hối lộ không chỉ xảy ra ở các trung tâm đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm quản lý (khối V) mà phần lớn trung tâm đăng kiểm tư nhân (khối D) tại TP HCM cũng nhận tiền hối lộ của chủ ꦑxe. Trong 7 trung tâm tư nhân sai phạm có 2 đơn vị chi tiền lót tay cho Cục trưởng Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà để được cấp mã số đăng kiểm và để hoạt động thuận lợi. 5 trung tâm đăng kiểm còn lại, các lãnh đạo và nhân viên chia nhau chiếm hưởng số tiền nhận hối lộ.
Ngoài 11 trung tâm đăng kiểm tại khu vực TP HCM, 5 trung tâm đăng kiểm tư nhân khác thuộc 3 tỉnh miền Tây do Trần Lập Nghĩa làm chủ cũng bị ♊xác địnওh có hàng loạt sai phạm.
Có vai trò là người đứng đầu, cựu cục trưởng Đặng Việt Hà bị truy tố về tội Nhận hối lộ; người tiền nhiệm Trần Kỳ Hình bị cáo buộc Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 132 bị can là cán bộ, nhân viên của Cục Đăng kiểm và các trung tâm đăng kiểm bị xử lý về tội Nhận hối lộ; 6 bị can về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (trong đó có ông Nguyễn Vũ Hải, cựu cục phó Đăng kiểm Việt Nam); 53 người bị truy tố về tội Đưa hối lộ; 5 người Môi giới hối lộ...
Đại án đăng kiểm được đánh giá là vụ tham nhũng có tổ chức, hành vi có hệ thống, xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm, Phòng kiểm định xe cơ giới đến giám đốc nhiều trung tâm. Từ khi bắt đầu điều tra sai phạm trên diện rộng về lĩnh vực đăng kiể🦩m, tính đến cuối năm 2023, công an 49 địa phương đã khởi tố 114 vụ án, hơn 800 bị can. Nhà chức trách xác định các vụ án có điểm🅠 chung là ăn chia "có tổ chức, kéo dài nhiều năm, liên tục, nhiều cấp độ".
Hải Duyên