Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương, lúc 4h ngà🥂y 10/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở 🍒trên đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Bình.
Hoàn lưu áp thấp gây gió mạnh cấp 7, giật cấp 9 tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An🥂), tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Ba Đồn (Quảng Bình) ghi nhận gió giật cấp 7; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) giật cấp 9, đảo Lý Sơn (Quảng ♓Ngãi) giật cấp 8.
Hôm qua, đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to, một số nơi như TP Vinh 124 mm, TP Hà Tĩnh 242 mm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) 205 mm, huyện Tuyên Hóa (Quảng ꦏBình) 237 mm, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 139 mm. Hà Nội tối qua cũng mưa to, trời se lạnh.
Dự báo hôm nay áp thấp nhiệt đới theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ khoảng 25 km, đi sâu vào đất liền Nghệ An - Quảng Bình và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Thanh Hóa đến Quả♛ng Trị (gồm các đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) còn có gió mạnh cấp 6, giật tăng hai cấp, sóng biển cao 2-4 ♐m. Ven biển các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị có gió giật cấp 8.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa rất to, lượng mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Nam đồng bằng Bắc Bộ, H🍎òa Bình, Phú Thọ, Yên Bái và nam Sơn La mưa💞 70-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Hꦬà Nội từ sáng nay đến hết♔ ngày mai (11/10) tiếp tục có mưa 40-70 mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi,🌸 ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Vùng áp thấp được hình thành từ ngày 7/10, vào biển Đông sau đó một ngày. Trong hai ngày đầu, cấp độ mạnh nhất của áp thấp chỉ ở cấp 6. Nhưng từ 𒅌sáng 9/10 khi vào khu vực quần đảo Trường Sa áp thấp đi chậm lại, hình thành các xoáy, mạnh lên gần cấp 7.
Xuân Hoa