⛎Quy định thanh toán mới hiện bước đầu được triển khai tại thị trường Mỹ và giới hạn cho ứng dụng iPhone và iPad. Nhà phát triển phải đăng ký quyền đặc biệt để kích hoạt tùy chọn thanh toán với website hay nền tảng bên ngoài App Store.
♌Apple cũng khuyến cáo giao diện của công cụ thanh toán bên thứ ba không được bắt chước hệ thống của hãng, nhằm giảm thiểu gian lận, hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng. Hãng cũng sẽ đưa ra cảnh báo khi ứng dụng cố gắng chuyển hướng người dùng đến dịch vụ bên thứ ba, đồng thời công ty sẽ không chịu trách nhiệm đối với các giao dịch mua hàng được thực hiện ngoài App Store.
ꦦNhà phát triển phải chứng minh hàng hóa được thanh toán bởi dịch vụ bên ngoài là để sử dụng trong ứng dụng, cũng như phải có phương án giải quyết tranh chấp, quản lý và dịch vụ hoàn tiền.
𓆉Dù đã có thể liên kết với dịch vụ thanh toán bên ngoài, nhà phát triển vẫn phải đóng cho Apple mức phí 27% trên mỗi khoản thanh toán, thấp hơn mức 30% khi sử dụng hệ thống mua hàng trong ứng dụng của Apple. Với nhà phát triển nằm trong chương trình doanh nghiệp nhỏ của App Store, phí sẽ thấp hơn là 12%. Apple giải thích việc đóng phí là do nhà phát triển đang sử dụng nền tảng Apple cung cấp với các công cụ, công nghệ, dịch vụ, hỗ trợ, quảng cáo và đặc biệt là có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng của hãng.
👍Trước đó, từ tháng 8/2020, nhà phát triển Epic Games kiện Apple, cáo buộc hãng vi phạm luật chống độc quyền khi thu phí 30% quá cao, cũng như cấm nhà phát triển sử dụng phương thức thanh toán riêng. Sau đó, thẩm phán kết luận việc thu phí không vi phạm. Tuy nhiên, Apple phải gỡ hạn chế trong phương thức thanh toán, cho phép nhà phát triển dùng các công cụ khác thay thế.
Cả hai bên đều kháng cáo về phán quyết trên. Tuy nhiên, ngày 16/1, Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple, khép lại vụ kiện lịch sử kéo dài gần 4 năm.
Huy Đức