Theo Apple, nhóm chuyên gia của họ sẽ làm việc trực tiếp với các cơ quan thực thi pháp luật, thương gia, cơ qu♋an truyền thông, mạng xã hội và ꦅcác trang thương mại điện tử trên toàn thế giới để gỡ các sản phẩm nhái Apple ra khỏi các nền tảng thương mại điện tử cũng như mạng xã hội. Trong năm 2020, nhóm chuyên gia này đã "xóa sổ" hơn 1 triệu tài khoản bán hàng giả.
Thông tin về nhóm chuyên gia chống hàng giả của Apple được tiết lộ khi nhóm nghiên cứu về mạng xã hội Ghost Data công bố nghiên cứu về tình trạng bán hàng giả của Apple trên Instagram. Nghiên cứu này do người có tên Andrea Stroppa khởi xướng sau khi một bộ sạc iPhone mà anh mượn từ người bạn phát nổ. Người bạn của Stro🌌ppa cho biết anh ta đã mua nó với giá rẻ trên Instagram.
Báo cáo của Ghost Data cho thấy rất nhiều tài khoản bán phụ kiện Apple chưa được xác minh về độ an toàn và chủ yếu đến từ Trung Quốc. Những nhà phân phối này cung cấp pin, cáp sạc... Một sợi cáp có giá 2,28 USD thay vì 19 USD, bộ sạc Magsafe có giá 5,5 USD thay vì 39 USD. Ghost Data cũng cho biết đã tìm thấy bằng chứng về các thanh toán có giá trị lớn - lên đến hà🔜ng trăng nghìn USD - từ các nhà phân phối này.
Một số người còn bán sản phẩm nhái giống hệt iPhone và Apple Watch. Những người này theo dõi hồ sơ của các cửa hàng Apple, rồi nhắm đến những khách hàng ít hiểu biết về công nghệ. Họ liên hệ với khách qua WeChat hay WhatsApp để mời mua sản phẩm.
Ghost Data cho biết Instagram đã không kiểm soát chặt chẽ việc bán hàng giả trên nền tảng của mình. Mạng xã hội này không xác định được tài khoản nào bán hàng gꦜiả. Một số còn hoạt động từ năm 2016.
Facebook - công ty sở hữu Instagram - cho biết việc mua bán hàng giả đi ngược lại chính♎ sách của công ty và🔯 đang tăng cường nhận thông báo, phản hồi và xóa các tài khoản bán hàng giả chậm nhất một ngày.