Tháng 3/2011, chỉ thị về bảo đảm quyền riêng tư của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có hiệu lực, đòi hỏi các quốc gia áp dụng những đạo luật kiểm soát cách doanh nghiệp𓂃 theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng.
Chỉ thị còn gọi là "luật cookie", được xây dựng nhằm cung cấp tính minh bạch và khả năng kiểm soát cookie cho người dùng Internet. Tuy nhiên, đạo luật này lại thất bại trong thực tế, khi đ♚ược đưa ra trong bối cảnh vấn đề quyền riêng tư trên mạng chưa nổi bật như hiện nay và khiến nhiều người dùng khó chịu.
Mọi người không thấy cải thiện về quyền riêng tư, nhưng lại đối mặt với hàng loạt thông báo gây khó chịu khi lướt web, cản trở họ truy cập vào những địa chỉ theo ý muốn. Ủy ban châu Âu (EC) hồi năm 2016 cũng thừa nhận rằng các đạo luật mới đã "cản tr🗹ở trải nghiệm sử dụng Internet".
Những quy định cũng không có hiệu quả. Phần lớn thông báo về cookie đều bị phớt lờ, các website cũng tìm mọi cách để ẩn chúng thay vì thông báo cho khách truy cập. Một🐈 nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 website, bao gồm cả những trang chính phủ, vẫn theo dõi người dùng.
Về cơ bản, đạo luật mang lại quyền kiểm so𓆏át bề ngoài nhưng khiến việc lướt web tồi tệ hơn nhiều. Những điều luật bảo vệ dữ liệu người dùng được thông qua sau đó cũng mang lại kết qu🍬ả tương tự, khi được xây dựng để bảo vệ người dùng nhưng lại gây khó chịu nhiều hơn.
Trong khi đó, hành động của số ít tập đoàn công nghệ lớn lại rất hiệu q🥂uả, vượt xa mọi đạo luật được EU thông qua.
Apple tháng trước tung ra bản cập nhật iOS 14.5, đi kèm với "đạo luật cookie" trong thời đại smartphone. Tính năng này được gọi là "Minh bạch theo dõi ứng dụng", đòi hỏi mọi ứng dụng iPhone phải xin phép nếu muốn theꦅo dõi hoạt động của chủ꧑ nhân thiết bị. Một thông báo sẽ hiện ra trong lần đầu ứng dụng muốn chia sẻ dữ liệu với các công ty khác.
Những ứng dụng từng mặc định theo dõi người dùng đã phải hỏi xin phép. Chỉ có 13% cho phép ứng dụng theo dõi, tỷ lệ này thấp đến mức nhiều công ty như Google tuyên bố sẽ ngừng theo dõi người dùng giữa các ứng 📖dụng, thay vì tập trung vào những người cho phép.
Quyết định của Apple là ví dụ rõ nhất, cho thấy quyết định của một vài công ty ở Thung lũng Silicon để lại nhiều ảnh hưởng hơn mọi🦂 điều luật có thể được phê 𓃲duyệt.
Thay đổi trong iOS 14.5 có thể làm Facebook thiệt hại nặng hơn mọi hành động của chính phủ. Khoản phạt lớn𒆙 nhất mà mạng xã hội này phải nộp là 5 tỷ US🥂D để dàn xếp với chính phủ Mỹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thụt giảm doanh thu sau thay đổi của Apple.
Apple và Gooꦦgle cũng vượt mặt các chính phủ trong công nghệ truy dấu trên điện thoại, khi ủng hộ mô hình phi tập trung hóa để bảo vệ quyền riêng tư nhưng vẫn thúc đẩy phát triển.
Google cho biết trình duyệt Chrome từ năm sau sẽ mặc định chặn phần lớn cookie, tiếp bước Firefox và Safari. Chrome hiện là trình duyệt được 2/3 người dùng Internet thế giới sử dụng, điều này khiến thay đổi của Google sẽ có ảnh hưởng vượt xa các đạo luật được EU thực thi suốt 10 năm qua. Ngành công nghiệp quảng cáo phản đối điều này một cách dữ dội và liên tục thúc đ💞ẩy các chính phủ can thiệp, cho rằng Google đang lợi dụng vị thế thống trị thị trường trình duy🐽ệt.
Nhiều cơ quan quản lý đã theo dõi sát diễn biến này. Cả EC và Anh đều đang điều tra cuộc chiến của Google nhằm vào cooki🅘e, bởi người khổng lồ công ng𓃲hệ không chỉ có khả năng thu lời nhờ phát triển giải pháp thay thế cookie, mà còn bắt nguồn từ ý tưởng cho rằng một kỹ sư có thể thay đổi nền kinh tế số chỉ bằng vài dòng mã khiến nhiều chính phủ lo ngại.
Apple chưa gặp tình trạng tương tự, bất chấp phản đối từ Facebook và nhiều doanh nghiệp quả🔜ng cáo. Nhà sản xuất iPhone cho rằng họ không nắm quyền, mà chỉ giao quyền vào tay người sử dụng.
Những ví dụ này cho thấy ảnh hưởng khổng lồ chỉ từ những dòng mã lập trình. Các tập đoàn công nghệ liên tục đòi hỏi chính phủ áp dụng luật về quyền riêng tư, trong khi chính họ mới là những người định h⛎ình quy tắc.
Điệp Anh (Theo Telegraph)