iPod đang sử dụng định dạng nhạc mã hóa DRM. Ảnh: Appleinsider. |
"Thật thú vị khi công ty hưởng lợi cao nhất từ DRM (Digital Rights Management) lại nói 'công nghệ ấy có vấn đề, các ngài phải sớm từ bỏ nó đi' với toàn ngành công nghiệp âm nhạc", chuyên gia phân tích Mike McGuire của hãng nghiên cứu Gartner nhận xét. Appl𝓀e iTunes đã bán được hơn 2 tỷ ca khúc kể từ khi nó xuất hiện vào năm 2003 và chiếm hơn 70% doanh thu nhạc trực tuyến ở Mỹ.
Các bài liên quan |
*iPod Shuffle có thêm 4 màu mới |
*Apple bị đòi bồi thường 100 triệu USD |
*iTunes 'tắc đường' vì quá tải lượng truy cập |
Steve Jobs cho rằng chẳng có lợi lộc gì khi các hãng thu âm tiếp tục bán hơn 90% nhạc không mã hoá DRM q🎀ua đĩa CD nhưng lại tích hợp công nghệ này vào số phần trăm nhỏ nhoi còn lại để phân phối trên Internet.
Giới quan sát nhận định quan điểm mới của Jobs xuất phát từ việc Apple đang gặp sức ép khi châu Âu yêu cầu họ thay đổi cơ chế hoạt động để iTunes tương𝓀 thích với những thiết bị nghe nhạc khác ngoài iPod. Họ cũng bị người tiêu dùng chỉ trích bởi nhạc mua trên kho lưu trữ này chỉ có thể nghe được trên iPod.
Theo Jobs, nếu Apple chia sẻ phần mềm FairPlay - công nghệ DRM độc quyềnꦯ của họ - cho các công ty khác, họ sẽ không thể biết các bài hát được mua trên iTunes sẽ "chu du" đi những đâu và như thế sẽ vi phạm hợp đồng với các hãng thu âm. "Vấn đề là đối tác của chúng tôi có chấp nhận phân phối nhạc không được bảo vệ bằng DRM hay không? Dù sao, DRM cũng nên được gỡ bỏ bởi nó chưa bao giờ phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn nạn tải nhạc lậu♈", Jobs phát biểu trên website của Apple.
"Nhưng làm sao bạn có thể bước vào ngành kinh doanh nội dung số mà lại chẳng làm g💯ì để bảo vệ nội dung đó", lãnh đạo của một công ty thu âm giải thích vì sao họ chưa chấp nhận gợi ý༒ bán nhạc không cài DRM của Apple.
(Theo VnExpress)