Tại WWDC 2020, 🐷Apple cho biết có hơn 23 triệu lập trình viên toàn cầu tham gia vào việc phát triển ꦕứng dụng, xây dựng hệ sinh thái của hãng. Trong năm 2019, các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba đã giúp Apple bỏ túi 46 tỷ USD từ mảng dịch vụ, tương đương 18% tổng doanh thu.
Tuy nhiên, các nhà phát triển từ khắp nới trên thế giới đang tố cáo hành vi độc quyền, cư xử kiểu "xã hội đen" khi Apple thu phí chiết khấu 30% doanh thu ứng dụng trên ✅App St♎ore.
Trước WWDC một tuần, Apple bị Ủy ban Châu Âu (EC) điều tra về vấn đề chống độc quyền nhắ🍌m vào App Store và Apple Pay. Điều này khiến WWDC không còn hấp dẫn với giới lập trình viên như những năm trước, điều họ qu🦹an tâm bây giờ là Apple sẽ giải quyết bài toán chiết khấu 30% như thế nào.
Sự việc bắt đầu khi ứng dụng email Hey "dám" từ chối trả một phần lợi nhuận của mình cho App Store. Thay vì cung cấp các tính năng thanh toán trên cửa hà🎶ng của Apple, ứng dụng này đưa người dùng qua trực tiếp website của công ty. Đáp lại, Apple đã ngừng cập nhật các phiên bản mới nhất của ứng dụng.
Trong một bức thư gửi cho Basecamp (công ty mẹ của Hey), Apple nói công ty này đã không đem lại bất kỳ lợi nhuận nào cho Apple trong suốt 8 năm qua. Sự việc này ngay lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng lập trình viên. "Chúng tôi đã lầm tưởng rằng Apple coi những nhà phát triển là chìa khóa cho sự lớn mạnh của nền tảng, nhưng rõ ràng họ chỉ coi chúng tôi là công cụ tạo doanh thu", Aaron Vegh, chuyên gia phần mềm lâu năm nói với SCMP.
Trước đó, vào tháng 3/2019, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Spotify cũng tố Apple dùng App Store để "kìm hãm sự đổi mới" và "hạn ❀chế sự lựa𝕴 chọn" của người dùng, đồng thời hướng họ chuyển sang dùng Apple Music - dịch vụ phát nhạc tương tự thuộc sở hữu của công ty.
Không lâu sau đó, nền tảng sách điện tử Rakuten của Nhật cũng gửi lên🧜 EU đơn khiếu nại Apple về việc thu phí 30% từ việc bán sách trên App Store. Hãng cáo buộc công ty đã lợi dụng chợ ứng dụng của mình để quảng bá dịch vụ tương tự có tên Apple Books.
Gần đây nhất, ứng dụng WeChat cũng tuyên bố t☂ạm thời không hỗ trợ các dịch vụ thanh toán từ iOS. Ở Trung Quốc, WeChat có khoảng 1,2 tỷ người dùng, trong đó, khoảng 30% người dùng sử dụng iOS.ꦚ Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến 360 triệu người dùng, một con số không hề nhỏ với Apple.
Đáp lại cuộc điều tra chống độc quyền của châu Âu,🍬 Apple nói mọi thứ họ làm đều tuân thủ luật pháp và cạnh tranh lành mạnh. Sự phát triển của App Store dựa trên hai mục tiêu: là nơi an toàn và đáng tin cậy cho khách hàng, đồng thời là nơi tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nhân lẫn nhà phát triển.
Sự kiêu ngạo của Apple buộc các nhà phát triểnಞ phải tìm đến các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, công ty cũng không ngồi yên để nhìn các nhà phát triển "biểu tình". Tại WWDC 2020, Apple tuyên bố sẽ sử dụng bộ vi xử lý do mình tự phát triển từ năm sau, tránh phụ thuộc vào Intel. Thay đổi này buộc các nhà phát triển phải cập nhật ứng dụng để có thể tương 🌃thích với phần cứng. Nếu không chịu mức "thuế bảo kê", người dùng của họ sẽ không thể trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Margrethe Vestager, người đứng đầu bộ phận chống độc quyền của EU, nói: "Apple đã tự cho mình vai trò 'người gác cổng', được quyền phân phối ứng dụng và nội dung cho người dùng các thi💧ết bị phổ꧃ biến của họ".
Mỹ David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban Chống độc quyền Nhà nước Mỹ, nói trên Bloomberg hôm 19/6 rằng chính sách của Apple Store là "cướp giữa ban ngày". Ông cho biết người đứng đầu của các công ty công nghệ lớn sẽ phải điều trần trước Quốc h🌜ội, bao gồm cả Apple.
Theo Bloomberg, gầ𝕴n 2 triệu ứng dụng trên nền tảng App Store là lý do khiến người dùng cân nhắc mua các s🗹ản phẩm phần cứng của Apple - thứ tạo nên giá trị của công ty. Vì vậy App Store xứng đáng là "gà đẻ trứng vàng".
Mặc dù cảm thấy bất công, nhiều nhà phát triển ứng dụng vẫn "cắn răng chịu đựng" mức phí 30% của Apple vì họ gần như không có lự🍒a chọn nào khác. Để bước chân vào hệ sinh thái của🌱 công ty công nghệ Mỹ, họ phải tuân theo quy tắc của hãng. Lượng người dùng cũng đủ lớn để các nhà phát triển kiếm tiền. Để bù lại khoản "tiền bảo kê", nhà phát triển lại tăng giá dịch vụ. Cuối cùng, chính người dùng phải "gánh" mức thuế này chứ không phải nhà phát triển ứng dụng.
Khương Nha