𝓀Tháng 9 hàng năm, hàng trăm chuyên gia công nghệ, những người đứng đầu ngành di động, cũng như giới truyền thông sẽ quy tụ về Thung lũng Silicon, nơi Apple tổ chức sự kiện riêng tại khán phòng được thiết kế đặc biệt trong khuôn viên Apple Park.
🐲Năm nay, sự kiện được theo dõi từ xa bởi hàng triệu người trên toàn cầu. Sự kiện trong tháng 9 này cũng không có sự xuất hiện của iPhone. Đại dịch đã khiến tiến độ sản xuất sản phẩm này bị chậm.
❀Hồi tháng 7, Apple đã xác nhận iPhone thế hệ tiếp theo (tạm gọi là iPhone 12) sẽ phát hành muộn hơn vài tuần so với hàng năm. Nguyên nhân là quá trình nghiên cứu bị chậm, cũng như chuỗi cung ứng của hãng không thể sản xuất sản phẩm đúng tiến độ do tác động của đại dịch.
🥂iPhone 12 vẫn ra mắt nửa cuối năm nay, nhưng không phải là trong sự kiện đêm nay (giờ Hà Nội). Apple dự kiến sẽ ra mắt iPad Air mới, cũng như một số sản phẩm thuộc dịch vụ. "Ngôi sao" của chương trình đêm nay sẽ là Apple Watch.
Apple Watch - từ thất bại đến thành công
🃏Apple Watch chưa từng "đứng dưới ánh đèn sân khấu" làm nhân vật chính kể từ khi thiết bị này ra mắt năm 2015. Apple chưa từng tổ chức sự kiện riêng cho smartwatch của mình dù đây là một trong những "con gà đẻ trứng vàng" cho hãng. Thay vào đó, nó chỉ làm nền cho các sản phẩm khác, như iPhone.
♎Trong những năm đầu, chiếc đồng hồ này bị coi là sự thất bại. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Apple của Tim Cook không đủ khả năng để tạo ra những sản phẩm sáng tạo như triều đại của Steve Jobs.
Sau những năm đầu cố gắng, Apple Watch đã thể hiện chỗ đứng của mình trên thị trường. Năm 2019, lần đầu tiên smartwatch này vượt xa phần còn lại của thế giới để vươn lên đứng đầu với hơn 30 triệu máy bán được, theo số liệu từ Strategy Analytics.
⛦Những ai theo dõi Apple thời gian gần đây đều thấy các bản cập nhật phần cứng và hệ điều hành cho Apple Watch thú vị hơn nhiều trên iPhone. Ngược lại, "Quả táo" cũng không phụ lòng người dùng bằng hàng loạt tính năng hữu ích, như theo dõi độ ồn, phát hiện nhịp tim bất thường và đưa ra cảnh báo nếu người đeo bị ngã, hay gần đây là chức năng khuyến nghị rửa tay khi Covid-19 hoành hành. Sắp tới, công ty nhiều khả năng sẽ đưa vào ứng dụng theo dõi điện tâm đồ, theo dõi giấc ngủ, ứng dụng tập thể dục phiên bản mới, tính năng phát hiện các bất thường về tâm lý...
♈Một số chuyên gia đánh giá, Apple Watch đang có lộ trình phát triển tương tự iPhone cách đây hơn 10 năm: đủ phổ biến để thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng và tần suất cập nhật tính năng ngày càng tăng. Trong khi iPhone thúc đẩy sinh lợi từ các dịch vụ kỹ thuật số, như App Store, Apple Watch cũng đang trên con đường tương tự nhưng hướng tới sức khỏe của mọi người.
𝕴Sức khỏe là vấn đề được quan tâm lớn trên toàn cầu. Tại Mỹ, chi tiêu cho lĩnh vực này đạt 3.600 tỷ USD trong 2018, cao hơn 17% GDP nước này. Dân số Mỹ cũng đang bị già hóa, khiến nhu cầu thiết bị chăm sóc sức khỏe tăng lên.
✨Tim Cook, CEO Apple, cũng nhận ra tầm quan trọng của lĩnh vực này. Ông cho biết, trong dài hạn, đóng góp lớn nhất của công ty cho nhân loại sẽ là về sức khỏe.
♑Nếu đây là kế hoạch đã được Apple vạch ra, giới chuyên gia cho rằng Apple Watch sẽ là trung tâm. Là một thiết bị đeo được, smartwatch này có khả năng theo dõi các dấu hiệu sức khỏe quan trọng hơn những thiết bị khác của công ty. Việc thu nhỏ cảm biến, cùng thuật toán đi kèm sẽ ngày càng cải thiện khả năng của Apple Watch, chẳng hạn tính năng theo dõi nhịp tim có thể được bổ sung thêm việc theo dõi huyết áp hoặc oxy.
ꦜHiện, các gợi ý về dịch vụ đăng ký liên quan đến thể dục cũng được phát hiện trong mã nguồn của WatchOS - nền tảng cho smartwatch sắp ra mắt của Apple. Công ty cũng đã khuyến khích nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp hồ sơ y tế chi tiết để tải xuống và đồng bộ dữ liệu với iPhone.
꧃Một số chuyên gia cho rằng Apple Watch sẽ kết hợp với một loạt các dịch vụ bác sĩ kỹ thuật số để khám bệnh theo thời gian thực, bằng cách liên tục điều chỉnh lời khuyên và chẩn đoán tùy thuộc vào tín hiệu đến từ đồng hồ trong tương lai gần.
Bảo Lâm (theo Telegraph)