ꦗ Hiếm quốc gia nào trên thế giới còn duy trì sự giám hộ của đàn ông đối với phụ nữ nghiêm khắc như Arab Saudi, bất chấp nhiều nỗ lực cải cách trong vài thập kỷ qua. Theo đó, phụ nữ đã kết hôn phải được phép của người giám hộ là chồng để được đi du lịch nước ngoài, đi làm, hoặc chữa bệnh. Sự ràng buộc này kéo dài từ lúc họ sinh ra đến khi qua đời. Nếu chưa lấy chồng, họ cần sự cho phép của người cha, còn nếu chồng qua đời, họ cần sự cho phép của con trai hoặc sự đồng ý của một người thân là nam giới.
🎉 Chính vì sự phân biệt đối xử này mà nhiều nữ du khách cũng gặp khó khăn khi tới Saudi. Tại đây, không ít cửa hàng đề biển ghi bằng hai thứ tiếng Anh và địa phương với nội dung: “Xin vui lòng để người lái xe vào gọi đồ. Phụ nữ ở bên ngoài”. Một du khách khác cũng từng bị từ chối phục vụ chỉ vì cô là phụ nữ, người bán hàng yêu cầu một người đàn ông thay thế.
🍬 Tại những địa điểm công cộng, khu vực cho đàn ông và phụ nữ cũng tách biệt và công việc của cảnh sát tại vương quốc Hồi giáo này là đảm bảo cho quy định đó được thi hành. Ngoài ra, phụ nữ cũng không thể mở tài khoản ngân hàng nếu không có sự đồng ý của chồng hoặc người giám hộ là đàn ông, thường được gọi là “mahram”.
♕ Việc phụ nữ đi bất cứ đâu cũng phải có đàn ông đi cùng, kể cả trong những việc nhỏ nhặt như thăm khám bác sĩ, xuất phát từ “truyền thống và quan điểm tôn giáo bảo thủ”. Theo họ, “sự tự do của phụ nữ là cội nguồn của tội lỗi”.
Theo Washington Post,𝔉 trong một số trường hợp cực đoan, một cô gái bị hãm hiếp khi không có mahram đi kèm thì nạn nhân mới là người chịu sự trừng phạt của tòa án. Cô gái đó thậm chí còn phải chịu án phạt nặng nề hơn cả những kẻ đã gây ra vụ việc.
🧜 Hiện nay, trước sức ép của nhiều tổ chức đấu tranh vì nhân quyền trên thế giới, chính phủ Saudi đang cân nhắc việc gỡ bỏ hạn chế đi du lịch của phụ nữ, thay vì đòi hỏi sự chấp thuận của chồng hoặc người giám hộ là đàn ông như trước. Tuy nhiên, động thái này nhiều khả năng sẽ bị phủ quyết bởi các giáo sĩ cấp cao bảo thủ và chuyên quyền.
Xem thêm: 𝔍Bí mật dưới tấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo