Thỏa thuận tránh tấn công dân thường gi🉐ữa Armenia và Azerbaijan đạt được sau cuộc đối thoại giữa ngoại trưởng hai nước cùng các nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk gồm Nga, Mỹ và Pháp tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 30/10. Tuy nhiên,🍷 Baku và Yerevan không đề cập tới điều khoản chấm dứt giao tranh trong cuộc họp.
Phát ngôn viên Nhóm Minsk cho biế𒉰t hai nước cũng đồng ý trả thi thể binh sĩ đối phương thiệt mạng và cung cấp danh sách tù binh trong vòng một tuần đ🉐ể trao đổi.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết binh sĩ nước này đã kiểm soát thêm 9 khu định cư dọc tuyến kiểm soát ở phía nam khu vực giao tranh, gần biên giới Iran. Những bước tiến của quân 🐼đội Azerbaijan trong cuộc xung đột khiến nỗ lực đàm phán trở nên khó khăn, khi Tổng thống Aliyev bác bỏ mọi điều khoản cho phép Armenia kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh.
Trong khi đó, Thꩲủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết "nguyên tắc 'ly khai hàn 🌺gắn' nên được áp dụng với Nagorno-Karabakh".
Armenia và Azerbaijan đã ba lần thống nhất đình chỉ giao tranh, trong đó lệnh ngừng bắn thứ ba có hiệu lực từ sáng 26/10 với Mỹ và Nhóm Minsk làm trung gian. Tuy♋ nhiên, các thỏa thuận chỉ kéo dài đư🧸ợc vài phút hoặc vài giờ trước khi hai bên cáo buộc nhau vi phạm và nối lại giao tranh.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột lẻ tẻ vẫn xảy ra ൩tại đây♚.
Giao tranh giữa hai nước nổ ra﷽ từ hôm 27/9 là một trong những xung đột đẫm máu nhất suốt nhiều năm qua. Hai bên đều tuyên bố gây thiệt hại nặng vꦦề người và khí tài cho đối phương, nhưng không có thống kê cụ thể. Lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh cho biết đã mất hơn 1.100 tay súng trong gần một tháng xung đột, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cả hai bên đã thiệt hại gần 5.000 người trong các cuộc giao tranh.
Vũ Anh (Theo Reuters)