4 trinh sát cơ không người lái (UAV) Azerbaijan xuất hiện trên bầu trời tỉnh Gegharkunik🎀 sát vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh và tỉnh Kotayk giáp thủ đô Yerevan của Armenia trong ngày 1/10. Ba chiếc bị tiêu diệt vào ban ngày, phi cơ cuối cùng bị bắn rơi vào buổi tối gần thủ đô Yerevan, theo bài viết trên Facebook của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
"Xin hãy bìn⭕h tĩnh, các hệ thống phòng không đang chiến đấu. Đôi khi chúng tạo ra rất nhiều tiếng động, nhưng đừng lo, chúng rất hiệu quả", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ar﷽menia Artsrun Hovhannisyan nói.
Video lan truyền trên mạng xã hội Arm𒁃enia cho thấy các vệt lửa từ tên lửa phòng không trên bầu trời khu vực gần thủ đô Yerevan. Quân đội Armenia sau đó cũng công bố video lưới lửa gồm súng máy và pháo phòng không bắಌn rơi một UAV Azerbaijan, nhưng không cho biết địa điểm.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan sau đó thêm rằng một trong 4 chiếc UAV đã phóng tên lửa vào làng Mets Masrik, gần đường tiếp giáp vùng Nagorno-Karabakh, khiến một người đàn ông 53 tuổi thiệt mạng và hai ꦛngười bị thương.
Giao tranh giữa Azerbaijan và Arm✨enia quanh khu vực ly khai Nagorno-Kar༺abakh đã kéo sang ngày thứ 5. Hai nước đều tuyên bố gây ra thiệt hại nặng nề cho đối phương. Armenia ghi nhận 104 binh sĩ và 23 dân thường thiệt mạng, Azerbaijan chưa công bố chi tiết thương vong.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Armenia và Azerbaijan "ngừng bắn hoàn toàn" ở Nagorno-Karabakh và sẵn s🐟àng tăng cường các nỗ lực ngoại g꧋iao nhằm giải quyết xung đột.
Tuy nhiên, Armenia và Azerbaijan phớt lờ lời kêu gọi ngừng bắn của quốc tế, làm dấy lên lo ngại xung đột có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện và khiến các cường quốc trong khu v꧑ực như Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga c🅰an thiệp.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa 🎉phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quy🦄ền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Vũ Anh (Theo RT)