"Lúc 10h30 hôm nay, một chiến đấu cơ F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ sân ba꧅y Gyanja trên lãnh thổ Azerbaijan, hộ tống cường kích Su-25 và máy bay không người lái (UAV) Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ s🍃ản xuất tấn công mục tiêu dân thường và quân đội Armenia ở thị trấn Vardenis", Bộ Quốc phòng Armenia hôm nay ra tuyên bố cho biết.
Khô💯ng quân Armenia lúc đó cũng tiến hành nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên không cho các đơn vị phòng không bảo vệ không phận. "Trong quá trình đó, tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một cường kích Su-25 đang làm nhiệm vụ của không quân Armenia, trong không phận Armenia", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan viết trên Facebook.
Stepaܫnyan cho biết phi công cường kích Su-25 "hy sinh anh dũng" sau khi máy bay bị bắn rơi. Bà cho hay tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đang hoạt động ở độ cao 8.200 mét, sâu 60 km bên trong không phận Armenia.
Ankara ngay lập tức lên tiếng phủ nhận cáo buộc từ phía Yerevan. "Tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một cường kích của Armenia là hoàn toàn sai sự thật. Armenia nên rút khỏi các vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng, thay vì trông cậy vào các trò tuyên truyền lừa ඣbịp vô giá trị", Fahrettin Altun, trợ lý báo chí hàng đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip E🎀rdogan cho biết.
Người💖 phát n🀅gôn Bộ Quốc phòng Azerbaijan Vagif Dyargahly cũng phủ nhận thông tin Armenia đưa ra, gọi cáo buộc bắn rơi cường kích của nước này là "một lời dối trá khác trong kế hoạch tuyên truyền của Armenia".
Cáo buộc được Armenia đưa ra c⭕hỉ vài giờ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ hỗ trợ Azerbaijan đẩy lùi "sự xâm lược" của Armenia cả về ngoại giao và quân sự. Trước đó, Armenia cho biết họ sẵn sàng triển khai tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa tiêm kích F-16 đến hỗ trợ Azerbaijan.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 triển khai một số tiêm kích F-16 tới căn cứ Ganja để diễn tậ🧜p chung với không quân Azerbaijan. Người dân thành phố Ganja tuần trước vẫn nhìn thấy tiê𓃲m kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bay lượn trên bầu trời.
Armenia hiện là một thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan🍌. Vardan Toghonyan, đại sứ Armenia tại Nga, cho biết khả năng nước này kích hoạt CSTO saꦗu vụ "F-16 bắn rơi Su-25" đang được thảo luận.
CSTO là một liên minh quân sự d🎃o Nga dẫn đầu, tương tự NATO, trong đó cả khối có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho bất cứ thành viê🐼n nào bị nước ngoài tấn công. Nếu Armenia kích hoạt CSTO, Nga có thể bị kéo vào cuộc xung đột và đối mặt với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.
Điện Kremlin hi🍨ện chưa bình luận về thông tin này.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ ♎phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn♍ chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh ch💟ấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn😼 đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tiếp tục nổ ra giữa hai quốc gia láng giềng này từ cuối tuần trước, khi hai bên tố cáo nhau nổ súng trước. Quân đội hai nước triển khai nhiều khí tài hạng nặng, liên tục pháo kích, không kíc🙈h vào các mục tiêu quân sự và dân sự, khiến 84 binh sĩ của lực lượng t൩hân Amernia ở Nagorno-Karabakh thiệt mạng, nhiều dân thường thương vong. Phía Azerbaijan chưa công bố thương vong của binh sĩ.
Ánh Ngọc (Theo AFP)