Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: AFP |
Bất đồng dẫn đến ওviệc các nội dung họp, vốn luôn được giữ kín xưa nay, được mở ra trước báo gi🎶ới.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phản đối tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị ngoại trưởng AMM-45, cho rằng “lần đầu tiên ASEAN không thể🦄 đưa ra Thông cáo chung vì xung đột song phương giữa một số nước thành viên ASEAN với một nước láng giềng”. Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh Manila tiếp tục giữ vững 🀅quan điểm rằng những tranh chấp ở Biển Đông không đơn thuần là xung đột song phương mà là xung đột đa phương, và do đó cần được giải quyết đa phương.
Philippines và Mỹ mới đây kêu gọi một ASEAN thống nhất để cùng đàm phán với Trung Quốc về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đô♛ng (COC), trong khi Bắc Kinh luôn muốn giải quyết riêng rẽ với từng nước liên quan. "Trung Quốc nhận ra rằng sẽ khó khăn hơn nhiều khi giải quyết vấn đề này trước cả khối ASEAN", Pavin Chachavalpongpun, giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của đại học Kyoto (Nhật Bản), nói.
Theo AFP, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa bày tỏ sự "tiếc nuối sâu sắc" khi hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung, tuy nhiên "hiện vẫn còn một điểm chu🉐ng mà các nước cần nỗ lực hợp tác là bắt đầu vòng đàm phán với Trung Quốc về Bộ Qu🍌y tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)".
Natalegawa nói rằng việc này chỉ càng khiến ông thấy quyết tâm hơn trong việc 🌟thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
"Nếu có điều gì rút ra sau hội nghị này, thì đó là tôi♎ sẽ kêu gọi mạnh hơn nữa việc xây dựng COC", ông nói.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay việc Hiệp hội không ra được thô𓄧ng cáo chung cho thấy các bê🌺n cần có trách nhiệm chung hơn nữa trong việc tìm ra giải pháp, và cần phải "thật nhanh chóng".
Các nhà ngoại giao cho biết một số nước trong ASEAN muốn đề cập đến các vụ va chạm mới đây🅘 trên Biển Đông, như tình trạng đối đầu ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, hay việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao𝕴 nước chủ nhà Campuchia Hor Namhong cho biết rất tiếc vì chưa đi đến được thống nhất trong ASEAN về một số nội dung, tuy nhiên ông cho biết "không chấp nhận việc thông cáo chung trở thành diễn đàn của các vấn đề song phương".
TTXVNꦍ dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết trong suốt quá trình trao đổi để xây dựng Thông cáo chung, các nước ASEAN đã hết sức nỗ lực, đóng góp xây dựng, tìm các công thức phù hợp nhất để phản ánh quan tâm chung của các nước thành viên và đã có nhiều cơ hội có thể đạt được đồng thuận và nhất trí chung.
Đây là lần đầu t🐠iên trong lịch sử 45 năm của Hội nghị Bộ tr𒊎ưởng ASEAN, hội nghị không đưa ra được một tuyên bố chung.
Tuy nhiên theo các Bộ trưởng, điều này không phản ánh được quá trình trao đổi và kết quả tích cực đã đạt được trong các Hội nghị của ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối tác và tin rằng dù có hay không𒁏 có Thông cáo chung của Hội nghị, thì các quyết 𒊎định đã có của ASEAN vẫn phải được nghiêm túc triển khai.
Hồi đầu tuần, Campuchia tuyên bố các nước ASEAN đã đạt được những điểm quan trọng trong nội dung của dự thảo COC, tiến tới bước thảo luận với Trung Quốc. ASEAN thấy rõ tầm quan trọng của việc cùng làm việc để hướng tới COC. Bộ quy t👍ắc ứng xử được coi là giải pháp hữu hiệu để xóa tan bất đồng và làm dịu những căng thẳng trong thời gian qua trên vùng biển có vị trí quan trọng và được đánh giá có trữ lượng tài nguyên lớn của khu vực.
Việc ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được thông 💎cáo chung xảy ra trong bối cảnh tình hình khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, liên tiếp có nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Đầu tiên, Trung Quốc và Philippines có căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng 4 tới nay. Sau đó, Việt Nam cùng Philippines phản đối lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương áp đặt.
Gần đây, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu tại 🅠9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã bị Việt Nam c🥀ực lực phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị gọi đây là hành động phi pháp. Nhiều học giả quốc tế đều nhận định các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bình luận về việc không có thông cáo chung, Carlyle T𓆉hayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc đại học Quốc phòng Australia cho rằng sự kiện này đặt ra một câu hỏi căn bản đối với ASEAN.
Vũ Hà - Nhật Nam