Phát biểu tại phiên họp hẹp cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste ngày 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, t𒊎rên cơꦇ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Thủ tướng nhấn mạnh cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tựღ do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuyến giao thông vận tải quan trọng hàng đầu, chiếm 60% lưu lượng hàng hóa trên thế giới và có tác𝓰 động tới tất cả các nước.
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị các bên tôn trọng lợi ích và quyền chủ quyền của những nước có liên quan và các nước thành viên ASEAN cùng đoàn kết, củng cố vai trò t🀅rung tâm, lập trường chung về Biển Đông.
Giữa nhiều biến động của thế giới, Việt Nam đề nghị ASEAN đoàn kết, phát huy tiếng nói chung kêu gọi chấm dứt chiến tranh, xung đột và tìm kiếm các giải pháp mang lại hòa𝕴 bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. ASEAN cũng cần chủ động hơn trong nắm bắt và tận dụng thời cơ, động lực tăng trưởng, t🍃húc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu cũng như nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới nổi khác.
Việt Nam đánh gi📖á cao vai trò của Chủ tịch Lào năm 2024 và các c🦋hủ tịch luân phiên tiền nhiệm đã hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp trên cơ sở Đồng thuận 5 điểm. Tuy nhiên, hiệu quả triển khai đến nay còn hạn chế, đòi hỏi ASEAN cần có cách tiếp cận mới.
Thủ tướng khẳng định giải pháp cho Myanmar phải do nhân dân nước này quyết định; mong muốn các bên liên quan tại Myanmar đối thoại, đàm phán để chấm dứt xung đột, không để ảnh hưởng đến người dân cũng như gây ra các hệ lụy về an ninh đối với khu vực, trong đó có tội phạm xuyên quốc gia, ౠlừa đảo trực tuyến.
AS🐬EAN cần củng cố đoàn kếꦦt, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm, làm cầu nối tạo điều kiện cho các bên liên quan tại Myanmar đối thoại, đàm phán tìm kiếm giải pháp, theo Thủ tướng.
Lãnh đạo các nước cũng nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của thúc đẩy kết nối và tự cường, chღia sẻ tầm quan✅ trọng của việc duy trì đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường năng lực của ASEAN để tự tin nắm bắt cơ hội và tự cường vượt qua thách thức.
Các nước nhất trí củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh thượng tôn luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh ch🐻ấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Các lãnh đạo đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch Lào và Đặc phái viên của Chủ tịch về Myanmar, nꦿhấn mạnh Đồng thuận 5 điểm là văn kiện định hướng cho các nỗ lực của ASEAN hỗ trợ Myamar.