"Ngay từ những ngày đầu thành lập, ASEAN lấy kinh tế - thương mại làm nền tảng và động lực cho hợp tác khu vực. Sự phát triển của liên kết kinh tế - thương mại được đánh dấu bằng việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 và các nỗ lực tự do hóa dòng chảy thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu trong bài viết ASEAN: Tâm điểm hòa bình, hợp tác và phát triển ngày 8/8, theo thông cáo Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng nhận định cùng với liên kết nội khối, ASEAN mở rộng liên kết với bên ngo𒆙ài, đưa Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành tâm điểm giao thoa của các thỏa thuận hợp tác đa phương. Với dân số gần 700 triệu người và GDP gần 4.000 tỷ USD, ASEAN là một không gian kinh tế rộng lớn🤪, phát triển năng động và đầy triển vọng.
"Vượt qua những 'cơn gió ngược' của nền kinh tế thế giới, ASEAN thổi luồng gió mới, tạo động lực và mang lại hy vọng lạc quan cho kinh tế khu vực", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá.
Bộ trưởng chỉ ra ASEAN là điểm sáng tăng trưởng và điểm đến đầu 🍸tư hấp dẫn với mức tăng trưởng khu vực được dự báo tích cực, đạt mức 4,7% năm 2023 và 5% vào năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Năm 2022, thương mại hàng hóa của ASEAN tăng gần 15% đạt 3.800 tỷ USD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,5% đạt gần 225 tỷ USD.
Về vai trò của Việt Nam, Bộ trưởng 💜Bùi Thanh Sơn cho rằng đất nước đang từng bước vươn lên vị trí nòng cốt, dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Bộ trưởng liệt kê các sáng kiến của Việt Nam, đặc biệt qua các nhi🎃ệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 1998, 2010 và 2020, đều để lại đóng góp to lớn, tạo đà thúc đẩy cho khối.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn lại lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Việt Na♏m nguyện hết lòng chăm lo vun đắp cho sự bền vững của ngôi nhà chung ASEAN. Hợp tác, liên kết ASEAN là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược của Việt Nam".
ASEAN ra đời ngày 8/8/1967, hiện gồm 10 quốc gia thành viê𒊎n. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, trở thành t✱hành viên thứ bảy của tổ chức.
Ngọc Ánh