Dựng chiếc xe máy bên đường, anh Nguyễn Tru🎐ng Kiên, 41 tuổi, một tài xế xe ôm ở Thanh 💜Liệt, Thanh Trì đứng vào hàng người đang chờ nhận gạo miễn phí tại Trung tâm Văn hóa Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Bị ảnh hưởng bởi dịch, ba tháng qua anh Kiên chạy xe ôm không đủ nuôi thân. Đặc biệt từ đầu tháng Tư, toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội, anh gần như không kiếm được cꦛuốc xe nào trong ngày. Trưa 11/3 nghe tin tại đây phá💟t gạo miễn phí, anh vượt qua quãng đường 12 km tìm đến.
Có khoảng 20 người xếp hàng trước anh. Ai nấy đều đeo khẩu trang, mũ và giữ khoảng cách với nhau. Sau chư🥃a tới chục phút, anh Kiên đã đến được vị trí "ATM gạo". Hai tay anh giữ túi nilon dưới ống nhả gạo, chân phải đặt lên bàn đạp dưới nền gạch, gạo chảy ra. Như tất cả người khác,🌄 anh Kiên được 3 kg.
"Rất t💧iếc là nhà tôi quá xa, ăn hết chỗ này🌱 không qua xin tiếp được", anh chia sẻ. Nhưng nếu tiện đường, anh cho biết sẽ qua xin thêm. Tại đây, mỗi ngày mỗi người được phát 3 kg gạo, kéo dài từ 8h đến 17h, từ nay đến hết ngày 30/4.
Vì dịch bệnh, nhiều người không có việc làm, không có thu nhập, phải đứt bữa. Nên ngay khi đọc được ý tưởng "cây ATM gạo" ở TP HCM, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập công ty sách Thái Hà, đã nảy sinh ý định điều tương tự tại Hà Nội. Toàn bộ quá trình thiết kế "cây A𒀰TM gạo" tự động và kêu gọi quyên góp chỉ mất hai ngày.
Máy gồm bồn chứa, đ𒈔ường ống để gạo chạy xuống, giữa có một bộ điều khiển bằng van tự động và pê-đan giậm chân ở dưới để người dân tránh tiếp xúc bằng tay. Mỗi lần ấn pê-đan, gạo sẽ nhả đúng số 🐼lượng đã được lập trình sẵn.
Lẫn giữa trong dòng người đến nhận gạo, bà Trần Thị Ngọc Tuyết, 60 tuổi tựa vào gốc cây. Một tình nguyện viên nhanh chóng chạy tới đưa cho bà một túi gạo. Bị khuyết tật, cơ thể nhỏ bé, chân lại đau nên bà T✅uyết không đi được xa. Nay loa phường Quan Hoa, Cầu Giấy thông báo phát gạo từ sáng mà bà không đi ngay được.ꦑ "May sao buổi chiều tôi nhờ được người hàng xóm chạy xe đạp điện tới đây", bà nói.
Thu nhập chính của vợ chồng bà đến từ nghề sửa xe đạp của chồng. Nhưng vài tháng nay học sinh, sinh viên nghỉ, thu nhập eo hẹp, bữa cơm cũng đạm bạc hơn. Với 3 kg gạo, bà Tuyết cho biết có thể ăn được 2 ngày, giúp tiết kiệm được khoảng 50.000 đồng. "Tôi v🦂ui lắm. Có gạo rồi thì ăn rau, ăn cỏ cũng xong bữa", bà nói.
Bà Chu Thị Sáu, 75 tuổi ở C6, Nghĩa Tân khoe vừa nhận được túi gạo và bó rau muống. Bà đến đúng lúc có một người dân mang gạo và rau muống tới tặng. Rau được đem ra chia ngay cho mỗi người🍸 dân một bó.
Ông Ngu𝓰yễn Mạnh Hùng cho biết quỹ gạo ban đầu có 10 tấn. Sau ngày đầu tiên, đã có hơn 700 người đến nhận gạo, với khoảng 2,3 tấn gạo đã phát. Đa phần trong số này là những người trung niên, sinh viên ngoại tỉnh, xe ôm, lao công, người khuyết tật...
Không chỉ có người nhận gạo, khá đông người dân Hà Nội đã đem gạo tới tặng. Trưa nay biết tin, ông Lê Đình Tòng, 53 tuổi ở Vạn Bả🌃o, quận Ba 🍸Đình giục cả nhà ăn cơm nhanh, sau đó đi qua ba cửa hàng mới mua đủ 100 kg gạo đem tặng dự án. Chị Đặng Thùy Liên, ở Đan Phượng cũng chở tới 2 tạ. Có những gia đình không có ôtô nên đã huy động vài xe máy của nhà để chở gạo đến tặng cho quỹ.
Tro🥀ng nꦿgày đầu tiên đã có trên 30 cá nhân và tập thể tặng gạo cho dự án. Đến ngày 13/4, một cây ATM gạo miễn phí sẽ được mở tại Trung tâm văn hóa thể thao quận Bắc Từ Liêm.
Để giữ trật tự khu vực phát gạo miễn phí, chính quyền quậ♑n Cầu Giấy đã cử thêm cô♑ng an, dân phòng hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách. Những người đến nhận gạo được lưu lại tên tuổi, địa chỉ, phòng trường hợp có người nhiễm bệnh sẽ dễ tìm ra.
Phan Dương