"Điều quan trọng cần nhớ là một giải Nobel, dù trong lĩnh vực Vật lí, Văn học hay Hòa bình, được trao cho nỗ lực hay thành tựu đáng được tưởng thưởng trong quá khứ. Bà Aung San Suu Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình vì đấu tranh cho dân chủ và tự do cho đến năm 1991, năm bà được trao giải", Reuters ngày 29/8 dẫn lời Olav Njoelstad, thư ký c🧔ủa Ủy ban Nobeܫl Na Uy nói.
Đồng thời, đại diện của Ủy ban cho bi🧸ết theo quy định, ủy ban Nobel không cho phép giải thưởng bị lấy lại.
Các điều tra viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 27/8 kết luận trong một báo cáo rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ giết người h🃏àng loạt và cưỡng hiếp tập thể với "ý đồ diệt chủng" nhắm vào người Hồi giáo Rohingya và đề nghị tổng tư lệnh cùng 5🅘 tướng lĩnh bị truy tố vì những tội ác nghiêm trọng nhất theo luật pháp quốc tế.
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ Myanmar, từng đoạt giải Nobel H🦂òa bình năm 1991 vì vận động cho dân chủ, đã bị chỉ trích vì không lên tiếng chống lại hoạt động của quân đội ở bang Rakhine. Suu Kyi giữ chức cố vấn nhà nước, ngoại trưởng, bộ trưởng phụ trách Văn phòng chính phủ và được coi là người nắm thực quyền của quốc gia.
Ủy ban Nobel Na Uy bao gồm một hội đồng gồm 5 người Na Uy, chủ yếu là các cựu chính trị gia và học gꦚiả, đại diện các phe khác nhau trong qu🃏ốc hội Na Uy. Năm ngoái, người đứng đầu Ủy ban, Berit Reiss-Andersen, cũng nói họ sẽ không tước giải thưởn🍌g này sau những chỉ trích về vai trò của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng người Rohing🤡ya.
An Hồng