"Tập đoàn đóng tàu Pháp đã nhất trí với khoản bồi thường công bằng và hợp lý là 555 triệu euro (584 triệu USD) để chấm dứt hợp đồng nhiều tỷ USD", Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông báo hôm nay.
Bộ Quốc phòng Aᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚustralia năm 2016 ký hợp đồng với tập đoàn Naval Group của Pháp để chế tạo 12 tàu ngầm tấn công diesel-điện thuộc biến thể Block 1A của lớp tàu ngầm Barracuda. Đây vốn là lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Pháp, nhưng được sửa đổi thành tàu ngầm thông thường để bán cho Australia.
Hợp đồng trị gi🌄á 40 tỷ USD vào thời điểm ký, là một trong những thỏa thuận quân sꦓự lớn nhất thế giới vào lúc đó. Tuy nhiên, chương trình này nhiều lần bị trì hoãn và đội vốn, khiến giới chức Australia ngày càng hoài nghi về hiệu quả của nó.
Chính quyền thủ tướng Scott Morrison hồi tháng 9 năm ngoái tuyên bố hủy hợp đồng với tập đoàn Naval Group, quyết định đóng íꦚt nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận ☂liên minh ba bên mang tên AUKUS.
Chính phủ Australia đưa ra quyết định này vì cho rằng lực lượng hải quân của họ cần các tàu ngầm hạt n🔯hân có thể hoạt động dưới nước trong thời gian dài, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng tăng.
Động thái đã gây căng thẳng ngoại giao hiếm thấy giữa Pháp với ba nꦑước tham gia AUKUS. Pháp đã triệu hồi đại sứ ở Mỹ và Australia về nước để tham vấn, trong khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi thỏa thuận của AUKUS là "cú đâm sau lưng". Tổng thống Pháp hồi tháng 11/2021 cũng chỉ trích ông Morrison và cho rằng Canberra đã nói dối khi hủy thỏa thuận mua tàu ngầm của Paris.
Quan hệ song phương tiếp tục nguội lღạnh cho đến tháng 5, thời điểm ông Albanese được bầu làm Thủ tướng Australia thay thế Morrison.
Chưa rõ thỏa thuận tàu ngầm của AUKUS sẽ được tiến hành trong bao lâu. Những t🍬àu ngầm hạt nhân đầu tiên có t🍎hể không được hạ thủy trong hàng chục năm tới, tạo ra khoảng trống lớn cho hải quân Australia, lực lượng đang vận hành 6 tàu ngầm diesel-điện lạc hậu.
Vũ Anh (Theo AFP)