Theo nguồn tin của SCMP, Bắc Kinh đã bày tỏ mong muốn có "một cam kếtꦰ ൲rõ ràng từ Australia, tốt nhất là công khai", rằng Canberra sẽ ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc tham gia CPTPP và "từ chối tư cách thành viên của Đài Loan", trong chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Don Farrell đến Trung Quốc đầu tháng này.
Vấn đề Trung Quốc tham gia CPTPP là một nội dung chính trong chương trình nghị sự trên bàn đàm phán giữa Bắc Kinh và Canberra trong bối cảnh mối quan hệ của họ đang tan băng. Tuy nhiên, nguồn tin cho hay, chính phủ Australia sẽ "không công ✱khai ủng hộ tư cách thành viên Trung Quốc" khi nước này vẫn bị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trừng phạt thương mại.
"Australia không phản đối việc Trung Quốc tr♏ở thành thành viên của CPTPP, n🥂hưng điều đó cần phải trên cơ sở nước này đạt được các tiêu chuẩn thương mại của CPTPP", một trong 4 nguồn tin nói.
Cũng tại chuyến thăm, ông Farrell nhắc lại rằng nước này không ủng hộ tư cách thành viên CPTPP của♛ Đài Loan. Lập trường này đã được Thủ🦩 tướng Australia Anthony Albanese đề cập vào năm ngoái.
Trung Quốc đã nộp đơn gia nhập CPTPPP vào tháng 9/2021, ngay sau đó là đơn của Đài Loan. Trong khi đó, Anh đã được thỏa thuận gia nhập ꧂vào tháng 3 và dự kiến 𝓰sẽ chính thức ký kết vào cuối năm nay.
Stephen Olson, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Hinrich (Singapore), nói rằng các thành viên hiện tại công nhận vai trò trung tâm kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, nhưng có lo ngại về sự quyết đoán ngày c꧒àng tăng của Bắc Kinh.
Ông giải thích, về mặt thương mại, 💃các thành viên CPTPP hiện đặt câu hỏi về mức độ tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tiêu chuẩn cao trong khuôn khổ hiệp định này, khi quan sát từ mức độ tuân thủ của họ trong WTO. Ngoài ra, với sự phức tạp về địa chính trị lẫn thương mại hiện nay, việc từ từ xem xét có lẽ là cách khôn ngoan nhất theo quan điểm của các thành viên hiện tại với lá đơn của Trung Q𝔉uốc.
"Thật khó để tưởng tượng bất kỳ kịch bản nào về một pꦑhản ứng rõ ràng dứt khoát với đơn của Trung Quốc trong thời gian ngắn", ông Olson nói.
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Tổng 💞cộng, các nước này có khoảng 500 triệ꧟u dân. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính nếu có sự tham gia của Anh, nhóm này sẽ đóng góp 15% GDP toàn cầu.
Phiên An (theo SCMP)