Sau khi Mỹ, Anh, Australia cùng công bố thỏa thuận chia sẻ công nghệ để hỗ trợ Australia chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng nhân, Trung Quốc đã lập tức♊ có những phản ứng gay gắt.
Chính p🌜hủ Trung Quốc mô tả thỏa thuận ba bên này là mối đe dọa "cực kỳ vô trách nhiệm" với ổn định trong khu vực, bày tỏ hoài nghi về cam kết không phổ biến hạt nhân của Australia và cảnh báo các đồng minh phương Tây của Canberra rằng họ có nguy cơ "tự bꦏắn vào chân mình".
Trước phản ứng này, trong cuộc phỏng vấn trên kênh phát 𒀰thanh 2GB ngày 17/9, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho hay chính Trung Quốc "cũng có chương trình đóng tàu ngầm hạt nhân rất lớn".
"Trung Quốc có quyền ra quyết định vì lợi ích quốc gia trong các thỏa thuận quốc phòng của họ, nên dĩ nhiên Australia và tất cả quốc g♚ia khác cũng có quyền như vậy", ông nói.
Trong loạt cuộc phỏng vấn trên truyền thông Australia, Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ nước này đang ứng phó với n𝓀hững động lực thay đổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi tranh chấp lãnh thổ đang trở nên nóng hơn và cạnh tranh ngày càng gia tăng.
"Australia rất để ý về năng lực tàu ngầm hạt nhân và đầu tư quân sự ngày càng tăn🎐g của Trung Quốc", Morrison nói trên Kênh 7. "Chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo các vùng biển và vùng𒈔 trời quốc tế luôn là khu vực quốc tế, đồng thời nguyên tắc pháp quyền được áp dụng như nhau tại những nơi này".
Morrison nói Australia muốn đảm bảo không có "vùng cấm" trong các khu vực chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế. "Điều đó rất quan trọng đối với thương mại, các tuyến cáp biển, máy bay và các v༺ùng trời có thể bay qua. Đó là trật tự mà chúng ta cần giữ gìn, là những điều hòa bình và ổn định mang lại, đồng thời là những gì chúng tôi tìm cách đạt được", Morrison cho biết.
Trung Quốc nꩲêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bồi đắp trái phép các thực thể tại khu vực này và triển khai nhiều khí tài, bao gồm tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng không.
Bắc Kinh cũng phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, theo đó yêu sách 𝕴"quyền lịch sử" và "đườ𓄧ng 9 đoạn"của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên nguội lạnh sau khi Australia cấm công ty Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm ở nước này và công khai kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19. Trung Quốc đáp trả bằng cách áp nhiều biện pháp trừngღ phạt kinh tế cứng rắn với hàng hóa Australia trong nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Morrꦉison cho biết liên minh quốc phòng mới giữa Australia với Anh và Mỹ, được công bố sau hơn 18 tháng thảo luận, sẽ "tồn tại vĩnh viễn".
"Liên minh liên qu๊an đến một cam kết rất quan trọng không chỉ trong hôm nay mà còn cho mãi về sau. Đó là lý do tôi gọi đó là mối qu🔥an hệ đối tác vĩnh viễn. Đây là một trong những cam kết giữ an toàn và an ninh cho Australia trong tương lai", Morrison nói.
Phát biểu trong chuyến công du tới thủ đô Washington, Ngoại trưởng Australia Peter Dutton chỉ trích phản ứng của một số quan chức và truyền thông Trung Quốc, gọi đó là "hành vi phản tác dụng, thiếu chín chắn v🌼à đáng xấu hổ".
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News, Dutton nói Australia chỉ muốn đảm bảo hòa bình và ổn định bền vững trong khu vực. Ông cho biết Australia sẵn sàng đón thêm thủy quân lục chiến Mỹ luân chuyển tới căn cứ ꦿtại thành phố Darwin ở phía bắc, đồng thời muốn nâng cao năng lực không quân Australia.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)