Một công ty do người Trung Quốc điều hành đã ký biên bản ghi nhớ với chính quyền Papua New Guinea (🍎PNG) để xây dự🐲ng "một khu công nghiệp thủy sản đa chức năng" trên đảo Daru nằm trên eo biển Torres.
Đây ༺là một trong số ít đảo ở eo biển Torres không thuộc quyền kiểm soát của Australia, nằm cách lục địa Australia chưa đầy 200 km.
Dự án này đã khiến các chuyên gia an ninh quốc gia Australia lo ngại vì nó có thể hoạt động như một cơ 💧sở quân sự của Trung Quốc. Họ cũng bày tỏ quan ngại với các tàu cá mang cờ Papua New Guinea nhưng do Trung Quốc kiểm soát đang đánh bắt tận diệt vùng biển đa dạng sinh học xung quanh.
Trong cuộc họp với Thượng viện tháng này, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết L🙈ực lượng Biên phòng Australia đã duy trì "hiện diện liên tục" ở eo biển Torres và làm việc với cơ quan thực thi pháp luật🌄 PNG.
Bà cho biết đã "bày tỏ mong muốn mọi ngư dân trong khu vựcꦛ eo biển Torres tuân thủ l꧟uật pháp của Australia và Papua New Guinea, cũng như các nghĩa vụ quốc tế".
Penny Wong, phát ngôn vi♚ên Công đảng Australia, lãnh đạo phe đối lập trong Thượng viện, nói rằng chính phủ đã "phạm sai lầm" khi để dự án này hình thành. "Làm thế nào mà chính phủ Morrison không nhìn thấy điều này𒈔?" bà nói.
Thượng nghị ♊sĩ độc lập Rex Patrick, một người thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, cảnh báo dự án ở Daru sẽ "tác động nghiêm trọng" tới an ninh quốc gia Australia.
"Rõ ràng sự🌳 hiện diện như vậy của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm tình hình an ninh và tạo chỗ đứng mới cho Bắc Kinh để can thiệp vào Papua New Guinea", ông nói. "Chính phủ cần làm rõ điều này với PNG và hỗ trợ một dự án thay thế của Australia".
"Nếu chính phủ không thể ngăn cản sự🦹 ủng hộ của PNG với dự án này, Australia cần lên kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái eo biển Torres, do các tàu cá Trung Quốc nổi tiếng là có xu hướng khai thác quá mức tài nguyên", ông nói thêm.
Jonathan Pryke, giám đốc chương tr♌ình quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy, ♔cho rằng sự háo hức của PNG khi ký thỏa thuận với Trung Quốc là rất dễ hiểu, bởi tình trạng nghèo đói tại Daru.
Nhưng động cơ của Trung Quốc khó hiểu hơn nhiều, khi khu vực ඣnày mang lại ít giá trị về thương mại hoặc chiến lược. Pryke cho rằng việc Trung Quốc ký các biên bản ghi nhớ trong khu vực này rất phổ biến, nhưng chúng thường không dẫn tới các dự án hoàn thiện trên thực đ💯ịa.
"Nó có thể chỉ là động thái khua chiêng gõ mõ, hay một người môi giới Trung Quốc nào đó đang tìm cách kiếm lời", ông nói. "Tôi thấy xác ⛄suất dự án này được thực hiện là bằng 0. Nếu muốn lập một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, Trung Quốc không thể làm điều đó quá công khai và ngay sát nách Australia như vậy. Nó chẳng mang lại giá trị chiến lược nào cả".
Ông nhận định động thái này của Bắc Kinh có ꦜthể là nỗ lực "chọc giận" Canberra. "Đây có thể là thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ rằng: Chúng tôi đang tiến gần đến Australia, chúng tôi có tham vọng áp sát biên giới Australia", ông nói.
Pryke cho rằng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Daru, trong bối cảnh quan hệ hai bên đã xuống rấ𝔍t thấp trong năm nay. Tuy nhiên, ông đánh giá đây chỉ là một "chiêu trò" của Bắc Kinh, bởi việc tiến hành dự án sẽ làm gia tăng căng thẳng bất lợi cho Trung Quốc.
Hồng Hạnh (Theo News.com.au)