Có người nhận xét trong bài viết trước về Tasmania- miền ký ức của tôi rằng, Australia buồn tẻ và rất giống nhiều vùng quê vòng quanh đất nước, những nơiꦏ mà chị🌺 đã đi qua. Quả thật là như vậy vì nhìn lướt qua mỗi vùng miền của các tiểu bang điều có những kiểu nhà na ná giống nhau (vì họ xây theo quy chuẩn), có những cửa hiệu tương tự nhau, có một trục đường chính với quán xá vây quanh các khu thị tứ (vì quy hoạch chung), còn lại chỉ cỏ cây, trang trại, cừu bò lững thững.
Nhưng nước Australia không chỉ có vậy. Không gian của mỗi đô thị, mỗi vùng miền điều có cái hồn của nơi chốn, cái hồn của các giá trị phi vật thể, cái hồn của vị trí địa lý nếu chúng ta biết quan sát, biết lắng nghe. Nếu không có nó thì sao phân biệt giữa Sydney, đâu là Me𝕴lbour🉐ne, đâu là Goldcoast, đâu là Tasmania… và hơn tất cả, đâu là biểu tượng của nước Australia.
Hôm nay tôi xin có đôi dòng viết về những nơi chốn đã làm nên ấn tượng cho du khách về Australia. Cái nhìn của tôi không thể nào khái quát trong bao nhiêu tấm hình ở đây chỉ mong chuyển tải một thông điệp đơn giản “Hồn nơi chốn”. Mỗi nơi điều có cái hồn nơi chốn của mình, và chính cái hồn đó làm nên hai chữ “quê hương” trong mỗi chúng ta. Ở đâu tôi sống, tôi điều gọi đó là quê hương, v🌼ì đơn giản tôi trân trọng cuộc sống của mình, trân trọng cái không gian tôi đang ở và điều đó thôi thúc tôi ghi lại hình ảnh về những nơi tôi qua một cách chân thực với tất cả tấm lòng của mình không lòe loẹt, không sắp đặt. Như tôi đã từng yêu Huế và Sài Gòn của mình. Và tôi mong rằng mỗi góc nhìn, mỗi tấm ảnh của tôi tự chúng có thể tự nói lên tiếng nói của chính mình.
Tôi vẫn còn nhớ bài thơ của Chế🥂 Lan Viên trong “Tiếng hát con tàu” ông đã viết:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”.
Cụm nhà hát con sò- Sydney Opera House. Ai đã từng đặt chân đến Australia, thì ít nhất cũng một lần ao ước được chụp hình bên nhà hát con sò này. Vậy điều gì làm nó nổi tiếng đến vậy. Câu trả lời thật đơn giản, vì nó tự thân mang trong mình một đặc điểm kiến trúc mà không có nơi nào có được. Cũng như bạn qua Paris phải thăm tháp Eiffel, qua Italy thăm tháp nghiêng Pisa, qua Ấn thăm đền Taj Mahal, đến Việt Nam thăm vịnh Hạ Long. Và chính điều này làm nên cái hồn nơi chốn. Làm nên đặc điểm duy nhất của cảng biển Sydney. Góc chụp này được thực hiện từ hướng khách sạn Park Hyatt Sydneyไ. Có thể xem đây là biểu tượng của những cánh buồm ra khơi, hoặc là những con sò xếp chồng lên nhau. Tuy có nghĩa gì chăng nữa thì nó điều là biểu tượng rất đặc trưng phù hợp với không gian cảng, với các góc nhìn thoáng ra phía cảng biển phía trước, và dễ nhận biết từ xa. |
Công trình này được xây đã gây ra nhiều tranh cãi và kéo dài hàng chục năm (1957-1973♛) qua bao nhiêu nhiệm kỳ bầu cử tiểu bang, vượt qua hàng loạt những vấn đề về vốn, khó khăn trong kỹ thuật xây dựng... thậm chí kiến trúc sư thiết kế chính là Jorn Utzon cũng không theo đuổi dự án của mình tới cùng vì những bất đồng trong giai đoạn triển khai xây dựng. Nhưng với một ý chí quyết tâm cao, sự tin tưởng vào tầm quan trọng của biểu tượng này, cả nước quyết tâm biến những nét vẽ nguệch ngoạc của Jorn Utzon thành sự thật. Và giờ đây nó là một biểu tượng đáng tự hào, là thành quả của nhiều thế hệ, và hơn hết nó định hình một cụm quần thể kiến trúc độc nhất vô nhị cho không gian cảng Sydney. Và đây chính là cái hồn của nơi chốn này. |
Vì quá yêu mến nơi đây, những người bạn của tôi cũng không hề bỏ lỡ dịp được lưu lại những🍒 khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống hôn nhân mình dưới biểu tượng này. Và hơn ai hết, tấm ảnh này có thể khẳng định chắc chắn rằng Australia đã gắn bó trong suy nghĩ của đôi bạn trẻ như thế nào khi được⭕ lưu lại trong một giây phút đáng nhớ như vậy. |
Không chỉ bên ngoài được chăm chút cẩn thận mà bên trong công trình mọi yếu tố kiến trúc nội thất cũng được chăm chút tỉ mỉ. Hệ thống trần gỗ được thiết kế cách âm nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ thuật cao kết hợp với dàn đèn trần bố trí đầy tính nghệ thuật. Không gian tối đa cho nhà hát chính này có thể chứa tối đa tới 2679 chỗ ngồi. Hệ thống sàn biểu diễn linh họat thay đổi có thể kéo rộng ra (việc mở rộng này có thể hy sinh 85 chỗ ngồi cho dãy ghế hàng đầu). Việc cân nhắc thiết kế có tính toán từ những điều nhỏ nhಌặt nhất trong nhà hát này đã làm nên một biểu tượng đáng tự hào của người Australia nói chung và giới nghệ thuật ♋nước nhà nói riêng. Được biểu diễn trong nhà hát này là một niềm tự hào của bất kỳ một nghệ sĩ nào trên thế giới. |
Cầu cảng Sydney cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong tổng thể quy hoạch chung của cụm công trình ngay ở Circular Quay. Được khánh thành vào tháng 3 năm 1932 sau hơn 6 năm xây dựng, công trình được xem là biểu tượng của Australia và được xếp hạng là cây cầu kết cấu sắt lớn nhất thế giới (không phải dài nhất thế giới) với 8 làn xe, 2 làn xe lửa và một làn đi bộ và một làn xe đạp. Được ví như biểu tượng nữ thần tự do của Mỹ, mọi người dân Australia trước đây điều mong muốn có một bức hình chụp chung với cây cầu này. Tuy nhiên công trình nhà hát con sò xây dựng sau đó đã thay thế vị trí này. Với tôi giá𒈔 trị lịch sử của cây cầu vẫn còn nguyên vẹn, và càng thêm hài hòa với cụm nhà hát con sò. Tất cả đã tạo nên một Australia không thể nhầm lẫn. |
Vậy thì Melbourne đặc trưng bởi điều gì?
Nếu nói đến Sydney nổi tiếng với công trình nghệ thuật thì với Melbour🗹ne chúng ta phải nhắc đến môn bóng đá xứ sở kangaroo - môn Footy (một loại bóng bầu dục của xứ Australia). Nơi quy tụ hàng loạt đội bóng mạnh của quốc gia như Collingwood, St Kilda, Western Bulldog, Geelong, Essendon, Melbourne… nên việc nơi đây có những hệ thống sân vận động quy củ và tiện nghi thuộc loại bậc nhất cả nước. Với hệ thống giao thông công cộng tiếp cận trực tiếp, các khoảng không gian mở thoáng để thoát người và vị✤ trí các cầu dẫn hợp lý nên hạn chế tối đa sự cản trở của luồng người tham gia sự kiện và phương tiện giao thông hiện hành. |
Sân vận động Etihad nằm ngay 🐼khu đô thị mới Dockland và kế cận 𓆏nhà ga Southern Cross (mảng mái lượn sóng bên phải khung hình). Sân vận động với sức chứa hơn 60 ngàn người trong một khuôn viên 19 ngàn m2. Là nơi tổ chức khoảng 85 sự kiện thể thao hằng năm và là một trong 7 sân vận động chính của Melbourne. |
Tấm hình tôi may mắn chụp trong một buổi bay cùng anh bạn phi công trên vùng nội đô Melbourne (City Orbit) bằng máy bay cá nhân. Nếu để ý các bạn sẽ thღấy ngay đô thị của Melbourne được thiết kế tập trung từ cao xuống thấp, bên trong khu vực chính sẽ có mật độ nén rất cao và giảm dần ra vùng ngoại biên, các nhà cao tầng thì thường nằm trên các trục đường đại lộ, có tầm nhìn rộng và thuận tiện cho việc thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. Ý đồ thiết kế này giúp⛎ cho việc định hướng lái xe rất dễ dàng, từ các trục đường cách trung tâm khoảng 10-20 km vẫn dễ dàng định vị khu trung tâm một cách dễ dàng qua các trục đường chính. |
Không chỉ có các sân vận động, Melbourne còn là nổi tiếng bởi cụm đô thị mới phát triển dọc theo khu cảng cũ có tên là Dockland. Được thiết kế trên nền khu cảng công nghiệp cũ, Dockland thực sự lột xác và trở thành một trong những biểu tượng kiến trúcꦰ cho thành phố Melbourne. Tôi đã lăn lội quanh khu vực này không biết bao nhiêu lần, từ buổi sáng sớm cho đến những buổi hoàng hôn tối trời, cốt chỉ tìm được cái hồn của không gian, cái khung cảnh mà tôi có thể so sánh sự khác biệt với những khu đô thị khác. Và trong một buổi chiều lang thang suốt 4 giờ đồng hồ, tôi cũng tìm được cái khoảnh khắc riêng cho mình. Khoảnh khắc lên đèn của Dockland... Và tôi gọi đó là khoảnh khắc thăng hoa của kiến trúc nơi này, khi mọi thứ đều lung linh và rực rỡ một cách lạ thường. |
Còn với thủ đô Canberra thì sao?
Là thủ phủ của các 𝔍nghị sĩ quốc hội nên không gian ở Canberra rất hài hòa, gọn gàng và khá nghiêm trang. Bất kỳ khách du lịch nào đến đây cũng mong vào thăm một lần tòa nhà Quốc Hội. Toà nhà được quy 🅺hoạch trên vùng đồi cao, với thiết kế âm xuống phần đất bên dưới tạo cảm giác hài hòa, không lấn át. Cấu trúc chính của tòa nhà lấy ý tưởng từ 2 cây boomerang ghép lại, mặt bằng của tòa nhà được bố trí hợp lý giữa các khu chức năng với hơn 4.700 phòng và phần lớn mở cửa cho khách tham quan khi ko có sự kiện quan trọng được tổ chức. Được xem là tòa nhà xây đắt đỏ nhất của Nam bán cầu tại thời điểm xây với giá trị hơn 1,1 tỷ đô Australia. Hình ảnh của tòa nhà được in trên tờ tiền giấy 5 đô Australia lưu hành rộng rãi đã chứng tỏ sự nổi tiếng và giá trị biểu tượng của nó như thế nào đối với người dân. |
Ngoài tòa nhà quốc hội, Canberra còn có tòa nhà bảo tàng chiến tranh. Tôi vào thăm bảo tàng này đã hơn 3 lần. Không phải vì tôi muốn tìm hiểu về các loại vũ khí, cũng không phải vì những sa bàn trưng bày như thật. Đối với tôi niềm đam mê nằm ở một🦋 khía cạnh khác. Khía cạnh thiết kế của tòa nhà. Không gian bên ngoài không quá rộng lớn như vẻ một bảo tàng quy mô đầy đủ về chiến tranh nhất thế giới. Cách thiết kế cũng đáng chú ý khi mặt bằng của tòa nhà dựa trên hình của cây thánh giá với gian trưng bày về chiến tranh thế g🦄iới thứ 1 phía tây và chiến tranh thế giới thứ 2 bên phía đông của tòa nhà, với không gian chia làm 2 tầng. Ấn tượng hơn cả là cách mà họ thiết kế các không gian tưởng niệm. Hai bức tường khắc tên các liệt sĩ của Australia đã tử nạn trong từng chiến trường. Hai bức tường chi chít chữ với vô số hoa trang trí. Mặc 🗹dù hoa vải nhưng cách trang trí và màu sắc cho thấy sự trân trọng đối với những người đã hy sinh trong các cuộc chiến. Không gian dường như đứng lại khi tôi đi dọc theo bức tường này. Tấm hình này tôi chụp lại để ghi dấu cái cảm xúc đó của mình. |
Trần Hữu Bảo Quỳnh
Độc giả gửi video/bộ ảnh dự thi về [email protected] hoặc [email protected]. Riêng video, độc giả có thể gửi link từ YouTube về địa chỉ như trên. VnExpress khuyến khích những bộ ảnh/video kể về những trải nghiệm của bản thân tác giả ở Australia.
Mỗi tuần, ban giám khảo sẽ chọn 5 comment ngẫu nhiên của độc giả để tặng quà là 4 vé xem phim ở Megastar hoặc bản in tranh thổ dân.