"Sự gia tăng ảnh hưởng từ nhóm cực đoan ở Syria đe dọa tới an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ... Mục đích của quyết định này là để tối thiếu hóa ảnh hưởng của các của giao tranh tới biên giới của chúng ta", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩܫ Kỳ Ismet♔ Yilmaz phát biểu trước quốc hội.
Theo đó, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép nước này có thể xâm nhập vào Syria và Iraq để đối phó với nguy c൲ơ bị tấn công "từ tất cả các🐻 nhóm khủng bố". Tuy nhiên, hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy động thái như vậy sắp được triển khai.
Ngoài ra, quyết định còn cho phép binh sĩ nước ngoài triển khai các hoạt động từ Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đặt một căn cứ không quân của Mỹ, tuy nhiên Ankaraꦜ từ chối trở thành tiền tuyến trong chiến dịch chống phiến quân Hồi giáo.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan 𒐪tuần trước cho biết Ankara đang thay đổi chính sách để có thể đóng vai trò chủ động hơn trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhóm khủng bố đang tiến quân tới miền bắc Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hôm nay thông báo chiến đấu cơ nước này được phép tham gia các đợt không kích IS ở Iraq. Australia còn điều các lực lượng đặc nhiệm trên bộ tới Iraq với vai trò "cố vấn và hỗ trợ" cho quân đ꧑ội Iraq trong cuộc chiến với IS.
Australia đã tham gia vào nỗ lực quốc tế trong việc vận chuyển vũ khí cho lực lượng người Kurd chiến đấu với các tay súng cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở miền bắc Iraq. Canber𒁏ra còn thả đồ viện trợ nhân đạo xuống nhiều thị trấn Iraq bị bao vây.
Mỹ tiến hành nhiều đợt ném bom nhằm vào IS và các nhóm khủng bố khác ở Syria trong gần hai tuần qua, với sự trợ giúp từ các quốc gia đồng minh Arab, và tại Iraq kể từ tháng 8. Một số nước châu Âu đã tham gia chiến dịch này💦 ở Iraq ෴nhưng chưa can thiệp vào Syria.
Như Tâm