Ba đại diện của VPF là 🔥các ông Võ Quốc Thắng, Phạm Ngọc Viễn và Nguyễn Đức Kiên đã có hơn hai giờ làm việc với AVG tại trụ sở công ty này tại Hà Nội vào sáng nay 21/2.
Ở buổi làm việc này, VPF tái khẳng định quan điểm phải xem xét lại bản hợp đồng bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG hồi tháng 12/2010. Ông Nguyễn Đứ🎶c Kiên cho biết, VPF đề nghị AVG ủng hộ hai nguyên tắc: Tạo điều kiện cho truyền hình Việt Nam được truyền hình trực tiếp các trận đấu ở V-League nhiều nhất trên các kênh quảng bá để phục vụ người dân. Số tiền mà bóng đá Việt Nam nhậ🅘n được từ bản quyền truyền hình phải cao hơn con số 6 tỷ đồng, lũy tiến 10% năm như AVG đã ký với VFF.
Theo tiết lộ của 📖ông Kiên, AVG đã đồng ý các nguyên tắc làm việc mà VPF đưa ra và hẹn cần có thời gian để đưa ra câu trả lời. Thời gian hai bên thống nꦕhất là một tuần. Trong trường hợp AVG không thể hợp tác với VPF, theo ông Nguyễn Đức Kiên, VPF sẽ đề nghị Đại hội VFF bất thường để giải quyết vấn đề này.
Theo chia sẻ của ông Phạm Nhật Vũ hôm 20/2, AVG sẵn sàng nhường hợp đồng truyền hình V-League nếu VPF bán được hơn 70 tỷ đồng trong ba năm như thông tin mà ông bầu Đoàn Nguyên Đức từng tiết lộ. Bầu Kiên tái khẳng định, VPF đã thương lượng với một nhà đài lớn, có văn bản ghi nhớ về việc bán ba giải đấ🐼u do công ty n𝔉ày tổ chức.
“Con số chắc chắn là cao hơn 70 tỷ nhưng chỉ là ba giải đấu gồm V-League, Cup Quốc gia, hạng Nhất – do VPF tổ chức, mà không bao gồm các giải khác do VFF tổ chức. VPF luôn thiện chí với tất cả các đối tác nhưng bảo lưu các nguyên tắc làm việc. Vì bóng đá Việt Nam thì phải vì cái gì và con số là bao nhiêu. Kinh doanh là kinh doanh, từ thiện là từ thiện, nói về đóng góp cho bóng đá Việt Nam thì các ông chủ làm bóng đá đã, đang và sẽ đóng góp cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Nếu không có sự hợp tác của các ông chủ, bóng đá Việt Nam không thể phát triển được”. Ông 💛Kiên nói.
Trước cuộc gặp với VPF một ngày, AVG lần đầu tiên tổ chức họp báo về bản hợp đồng bản quyền truyền hình mà Công ty này đã ký với VFF. Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch AVG tuyên bố 100% lợi nhuận từ bản hợp đồng này được dùng để hỗ trợ thể thao Việt Nam theo tỷ lệ: VFF 30%, Quỹ hỗ trợ vận động viên 30%, thể thao thành tích cao 20%, thể thao quần chúng 20%. Tuy nhiên ông Vũ khôꦅng trả lời thẳng được những câu hỏi khó của báo giới, như số tiền chi cho các CLB quá ít (90 triệu đồng cho mùa giải năm trước), hay cơ chế giám sát việc thu chi lợi nhuận của AVG từ các giải đấu. Ông này cũng cho rằng, chuyện có nhiều người phản đối AVG trên báo mạng chỉ là "trò mèo", không qua được mắt ai. Về chuyện nếu có đài truyền hình vào sân ghi hình mà không xin phép AVG, ông Vũ khẳng định sẽ có biện pháp cứng rắn.
Về chuyện dành 100% lợi nhuận hỗ trợ thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên đánh giá đó là ý tốt, nhưng phải xác định “cái bánh” ấy to bao nhiêu, bởi con số như hợp đồng quy định (6 tỷ) là quá nhỏ. “Ngay cả con số 20% chi cho VFF và sau được AVG nâng lên là 30% cũng phải xác định là bao nhiêu tiền, chứ không thể nói con số đó là cái bánh. Công thức chia bánh quan trọng, xác định rõ cái bánh đó to hay nhỏ còn quan t💎rọng hơn”. Ông ൲Kiên nhấn mạnh.
Khoa Nguyễn