Video được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 2/10 cho thấy một tên lửa lao xuống cây cầu gần thị trấn Asagi Sus gần biên giới Armenia. Quả đạn phát nổ và phá hỏng cây cầu, nhưng dường như khôn෴g gây thiệt hại về người.
Video nà🌟y chưa được kiểm chứng độ xác thực, dù các chuyên gia quân sự cho rằng quả đạn phát nổ có thể được bắn từ Hệ thống Pháo Tầm xa (LORA) trong biên chế quân đội Azerbaijan. Dù được nhà sản xuất gọi là hệ thống pháo tầm xa, LORA thực chất là tên lửa đạn đạo chiế🌱n thuật chuyên dùng tấn công mục tiêu trọng yếu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Nếu thông tin này được xác thực, đây có thể là lần đầu tham chiến của tên lửa LORA trên thế giới, cũng là bước leo thang căng thẳng trong♏ xung đột vũ trang tại Nagorno-Karabakh ♊khi cả hai bên đều bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo.
Mỗi quả đạn LORA có tầm bắn tối đa 400 km, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh và đầu dò quang học, cho phép đánh trúng mục tiêu với sai số trong bán kính 10 m. Tên lửa được lắp đầu đạn nặng 570 🌠kg với tùy chọn nổ phá mảnh, đạn chùm hoặc xuyên phá hầm ngầm. Bệ phóng LORA có thể đ꧙ặt trên khung gầm xe tải hoặc container thương mại.
Azerbaijan đặt ♌mua và nhận bàn giao ít nhất 50 quả đạn LORA trong giai đoạn 2017-2018, chúng được đặt trong thùng bảo quản kiêm bệ phóng, có khả năng chuyển trạng thái chiến đấu trong thời gian ngắn.
"Sử dụng LORA cho💧 các đòn đánh như vậy là quyết định dễ hiểu vì nó đủ sức đánh trúng mục tiêu trong bán kính 10 m. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka-U và pháo phản lực tầm xa của Azerbaijan đều kém xa LORA về độ chính xác", Rob Lee, học giải ngành Nghiên cứu Chiến tranh ở Đại học King's College London, nhận xét.
Ngoài khả năng tập kích mục tiêu trọng yếu như cầu đường, LORA cũng 💮mang lại khả năng phong tỏa mạng lưới giao thông nhỏ hẹp ở vùng Nagorno-Karabakh, hạn💃 chế khả năng tăng viện và bảo đảm hậu cần của Amernia.
"Triển khai tên lửa đạn đạo sẽ khiến xung đột leo thang đáng kể. Azerba𝔉ijan từng tố cáo Armenia dùng Tochka-U, nhưng Yerevan bác bỏ cáo buộc và cảnh báo Baku không sử dụng tên lửa đạn đạo. Quân đội Armenia có thể sẽ đáp trả bằng tên lửa đạn đạo Iskander-E mua từ Nga, loại vũ khí hiện đại nhất trong biên chế của họ", học giả Lee nói thêm.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh h🌳iện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/꧟1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan nổ ra tại Nagorno-Karabakh hôm 27/9. Khoảng 200𝔍 người, trong đó có nhiều dân thường, thiệt mạng tr🍸ong các cuộc giao tranh, bất chấp cộng đồng quốc tế kêu gọi ngừng bắn.
Bộ Ngoại giao Armenia hôm qua bày tỏ sẵn sàng hợp tác với nhóm trung gian hòa giải của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để tìm kiếm biện pháp chấm dứt 💛cuộc xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh, nhưng nhấn mạnh không thể bắt đầu đàm phán trừ khi giao tranh dừng lại.
Vũ Anh (Theo Drive)