"Hôm qua, trong đợt giao tranh ở khu vực Shushakend thuộc quận Khojavend, giáp ranh với Karabakh, một hệ thống tên lửa phòng khôꦚng S-300 của kẻ thù đãꦍ bị vô hiệu hóa", Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm nay ra tuyên bố cho biết.
Quân đội Azerbaijan kh♊ông tiết lộ họ đã sử dụng loại khí tài nào để tiêu diệt hệ thống S-300, một trong những vũ khí phòng không hiện đại nhất thế giới hiện n𓃲ay.
Thông tin được Baku đưa ra sau khi quân đội A💝zerbaijan hôm 29/9 cảnh báo sẽ tiêu diệt hệ thống S-300 nếu nó được triển khai đến vùng tranh chấp Nago🦩rno-Karabakh.
"Tin tình báo của chúng tôi cho thấy các hệ thống S-300 bảo vệ không phận thủ đô Yerevan của Armenia đã rời vị trí trực chiến và đang cơ động đến vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị chiếm đóng. Chúng tôi tuyên bố chúng sẽ chịu chung số phận với những khí tài quân sự của Armenia bị phá hủy tại đây", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan Vagif Dargahli nói hôm q𒅌ua.
Tài khoản ELINT News trên mạ☂ng xã hội Twitter trước đó đăng video được cho là quay từ trinh sát cơ không người lái (UAV) Azerbaijan trước khi nó tấn công tổ hợp S-300 Armenia. Các công trình trong video trùng khớp với trận địa phòng không ở vùng Xankedi thuộc khu vực Nagorno-Barakhah, nhưng video không cho thấy cảnh tấn công và nộ🧸i dung của nó cũng chưa được kiểm chứng.
Truyền thông Azerbaijan hôm 28/9 đưa tin UAV nước này đã phá hủy một hệ thố🐠ng S-300 Armenia, nhưng cả Baku và Y🦩erevan đều không đưa ra bình luận.
L☂ực lượng phòng không Armenia được biên chế ít nhất 4 đơn vị tên lửa phòng không tầm xa S-300PM, mỗi đơn vị gồm hai tiểu đoàn trang bị 8 xe phóng với 32 quả đạn có tầm bắn 150 km trong trạng thái sẵn 🙈sàng chiến đấu.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đã bước sang ngày thứ tư, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn từ Nga, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế. Xung đột vũ trang nổ ra💝 từ ngày 27/9 khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, đánh dấu cuộc đụng độ tồi tệ nhất sau khi hai nước đồng ý🦄 ngừng bắn tháng 5/1994.
Tình hình leo thang hôm 29/9 khi cả hai bên cáo buộc đối phương tấn công vào lãnh thổ của nhau ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Yerevan tối qua thông báo một cường kích Su-25 nước này bị tiêm kích Thổ Nhĩ K❀ỳ xuất phát từ lãnh thổ Azerbaijan bắn rơi khi làm nhiệm vụ trong🌠 không phận Armenia, nhưng Ankara và Baku đều bác bỏ thông tin.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quꦓốc hôm 29/9 họp kín và bày tỏ quan ngại về tình hình chiến sự, lên án các hành động sử dụng vũ lực và ủng h🍰ộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người A♐rmenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt đư🍎ợc năm 1994 và nhiều cu🌌ộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Vũ Anh (Theo TASS)