Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) xác nhận hai máy bay ném bom B-52 ngày 30/8 tiến hành nhiệm vụ duy trì sự hiện diện thường trực (CBP) ở Biển Đông.
Động thái này diễn ra chỉ ba ngày sau khi Mỹ triển khai bꦯiên đội hai chiếc B-52 bay tuần tra tại đây, theo Business Insider. Dữ liệu do Aircraft Spots, trang chuyên theo dõi hoạt động của các máy bay quân sự trên thế giới, cho thấy hai chiếc B-52 mang số hiệu DANTE 01 và 02 xuất phát từ căn cứ Andersen trên đảo Guam đã bay vòng qua Philippines, di c🌠huyển xuống hướng nam ở Biển Đông, sau đó quay về vào ngày 27/8. Hai oanh tạc cơ này được tiếp dầu trên không bằng máy bay KC-135R.
Trước đó, một chiếc B-52 ngày 22/8 cũng cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam để thực hiện nhi🐼ệm vụ huấn luyện ở Biển Hoa Đông, ba tuần sau khi hai chiếc B-52 thuộc Phi đội Ném bom Viễn chinh số 96 (EBS) của Wa꧟shington tham gia cuộc diễn tập chống ngầm chung với hai máy bay trinh sát P-8 Poseidon ngày 1/8 tại vùng biển này.
Theo PACAF, các chuyến bay của oanh tạc cơ Mỹ được thực hiện trong khuôn khổ sứ mệnh duy trì sự hiện diện thường trực (CBP) của Bộ Chỉ huy Châu Á-Thái Bình Dương, theo đúng luật pháp quốc tế và phù hợp v📖ới chính sách tự do hàngꩵ hải của nước này.
"Các chuyến bay giúp chúng tôi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, trở thành lực lượng răn đe đáng tin cậy và hiện diện lâu dài ở khu vực", thiếu tá John Radtke, sĩ quan t�🌞�ham mưu của EBS, tuyên bố.
Hoạt động tuần tra tăng cường của🍨 B-52 tại Biển Đông và Biển Hoa Đông được cho là một thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ phát đi tới Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường các hành vi quân sự hóa gây lo ngại trên các vùng biển chiến lược.
Thông điệp này của Washington dường như khiến Bắc Kinh tức giận. "Phải chăng Mỹ đang gia tăng thêm sức ép trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách triển khai các máy bay ném bom B-52 tới Biển Đông", Global Times, tờ báo của People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặt câu hỏi trong bài xã luận sau chuyến tuần🌠 tra mới nhất của oanh tạc cơ Mỹ.
Căng thẳng trên Biển Đông gần đây gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và tăng cường hoạt động quân sự hóa tại các thực thể thuộc quần đảo Trườnꦯg Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc giữa tháng 6 tuyên bố cân nhắc về một chiến dịch tự do hàng hải cứng rắn hơn trên Biển Đông, có thể bao gồm việc tuần tra dài hơn, sử dụng nhiều tàu hơn hoặc tiến gần các đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo trái phép.
Quốc hội Mỹ ngày 3/8 thông qua dự luật quốc phòng trị giá 716 tỷ USD với những điều khoản được cho là cứng rắn nhất với Tru𝓀ng Quốc từ trước đến nay, đặc biệt nhằm vào hoạt động quân sự hóa của ꧑Bắc Kinh trên Biển Đông.