Ung thư vú khi mang thai là tình trạng phụ nữ đang trong thai kỳ được chẩn đoán mắc ung thư vú. BS.CKI Lê Ngọc Vinh, đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết tỷ lệ ung thư vú khi mang thai khoảng 1/3.000 trường hợp. Điều trị c☂ho thai phụ khó khăn hơn vì phải có phương pháp kiểm soát bệnh tốt nhất, đồng thời bảo vệ thai nhi.
Thông thường, bác sĩ khoa Ngoại Vú hội chẩn bác sĩ khoa Ung🥂 Bướu và khoa Sản đưa ra phác đồ dựa trên loại ung thư, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của thai phụ, tuổi thai. Trường hợp người bệnh đang ở gần cuối thai kỳ (khoảng sau 34-35 tuần) có thể hoãn điều trị đến s♉au sinh.
Dựa vào mức độ và thời điểm ung thư vú, bác ༺sĩ chọn loại phẫu thuật phù hợp như cắt bỏ toàn bộ vú, khối u và một phần mô lành xung quanh, một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở vùng nách (hạch nách)...
Sinh thiết hạch gác cửa cho phép bác sĩ loại bỏ ít hạch hơn nhưng cần phải sử dụng thuốc nhuộm xanh tiêm cho thai phụ, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, theo bác sĩ Vinh. Các nghiên cứu khuyến nghị nên dùng sinh thiết hạch gác cửa trong một số trường hợp nhất định như ung thư ở giai đoạn cuối tꦦhai kỳ và sử dụng sinh thiết hạch gác cửa bằng đồng vị phóng xạ Technicium ❀thay cho thuốc nhuộm màu xanh lam.
Sau , ൲người bệnh có thể phải điều trị bằng nhiều phương pháp như hóa trị, xạ trị, li🗹ệu pháp hormone và liệu pháp nhắm mục tiêu để giảm nguy cơ tái phát.
Bác sĩ Vinh cho hay hóa trị không được thực hiện trong ba t🐻háng đầu của thai kỳ. Bởi phần lớn sự phát triển của thai nhi đều diễn ra trong thời gian này. Đây cũng là thời điểm có nguy cơ sảy thai cao nhất. Hóa trị được xem an toàn cho thai nhi nếu được thực hiện trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Các phương pháp khác như liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị, có nhiều khả năng gây hại cho thai nhi và thường không được thực hiện khi mang thai. Điều trị xạ trị, sinh học và nội tiết thường thường phải trì hoãn đến sau sinh.
Nguyễn Trăm
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |