Lo lắng thái quá, bạn sẽ vô tình gây ảnh hưởng tới những người bên cạnh. Bạn xin những lời khuyên ▨của họ nhưng lại từ chối làm theo hoặc than vãn, kể lể với bất cứ ai tỏ ý muốn lắng nghe, làm bạn bè và gia đình bạn mệt mỏi.
Nếu dành hàng giờ để phân tích bế tắc, bạn có thể tạo ra thêm phiền não c🌊ho chính mình và càng mắc kẹt.
Theo Health, chuẩn bị và lập kế hoạch là chiến lược tốt để xử lý các mối lo âu. Bạn có thể nghĩ ra một cách sáng tạo để đối phó với thử thách hoặc bạn có thể lên kế hoạc🥂h để không lặp lại sai lầm. Cho dù vấn đề liên quan tình cảm, công việc hay tài chính, việc chuẩn bị và tìm phương án có thể giúp bạn đưa ra g🐻iải pháp hiệu quả.
Tốt nhất, khi thấy bản thân căng thẳng về một trở ngại h🅷oặc một sự việc không vui nào đó, bạn hãy 𝓡tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Bạn có thể giải quyết được vấn đề này hay không?
Một số vấn đề không có cách giải quyết. Ví dụ như bạn không thể làm cho một người ốm hết bệnh cũng như ☂không thể thay đổi quá khứ. Dồn tâm trí vào một việc vô ích có thể gây bất lợi cho tâm lý của bạn.
B💫ạn có đang tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hay không?
Nếu phải đối mặt với một khó khăn về tài chính, bạn nên suy n🃏ghĩ để tìm cách kiếm thêm tiền hoặc trả nợ. Chỉ ngồi tưởng tượng, lo sợ về viễn cảnh xấu hoặc than vãn sẽ không thay đổi tình hình của bạn.
Việc suy nghĩ này có gi𒆙úp bạn đạt được gì hay không?
Nếu bạn đang cố 🍎gắng nhìn nhận một khía cạnh mới của vấn đề, việc phân tích và mổ xẻ vấn đề ấy có thể rất hữu ích. Tuy nhiên, nếu chỉ ước ao mọi thứ sẽ khác hoặc lo lắng về những việc có thể xảy ra trái kế hoạch (thay vì hành động để giúp bạn thành công), bạn đang suy nghĩ quá mức.
Tự hỏi bản thân những câ🥃u hỏi trên có thể giúp bạn dừng việc lo lắng thái quá. Khi bạn nhận ra bản thân đang suy nghĩ những thứ vô ích, bạn𓆉 sẽ chuyển sang cách tiếp cận bằng tư duy giải quyết khó khăn. Hoặc trong trường hợp bạn nhận ra mình không thể thay đổi tình hình, bạn sẽ hiểu rằng dù có suy nghĩ nát óc cũng vô nghĩa.
Tô Trang