"Chúng ta mở cửa an toàn, sớmꦫ ༺ngày nào thì nhiều người có lương, khó khăn sẽ đỡ đi", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM nhìn lại những ngày chống dịch.
TP HCM đã trải qua hơn 100 ngày giꦏãn cách xã hội theo nhiều cấp độ từ Chỉ thị 15, 15 tăng cường, 16 và 16 tăng cường, bắt đầu hôm 31/5. Hiện tổng nhiễm của TP HCM ở mức gần 290.000, chiếm 49 % cả nước; tỷ lệ 🌠tử vong 4% - ở mức giới hạn cao của thế giới.
Gần 20 ngày qua, TP HCM bước vào giai đoạn chống dịch ở mức cao nhất từ trước đến nay với yêu cầu người dân ở yên trong nhà. Sau nhiều thay đổi trong chiến lược để thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch trước ngày 15/9, thành phố đã ghi nhận một số dấu hiệu tích cực. Tám ngày đầu tháng 9, trung bình mỗi ngày 237 F0 tử vong - giảm 38 ca so với trung bình 8 ngày trướ🔴c đó. Riêng ngày 9/9, thành phố công bố 195 bệnh nhân tử vong, mức thấp nhất trong 18 ngày qu𝓰a. Bên cạnh đó, mục tiêu phủ vaccine cũng đạt trên 80% người từ 18 tuổi đã được chủng ngừa...
"Tinh thần chung là không chủ quan. Kh🍷i đã tiêm vaccine và có thuốc rồi việc mở ra các hoạt động phải có bước đi rấ🐽t chắc chắn, từng bước và an toàn", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Lãnh đạo Chính phủ chỉ r🎀a 3 cơ sở để TP HCM mở cửa gồm: Tiêm mũi 1 vaccine trên 80%; luôn sẵn sàng túi thuốc, oxy điều trị; n🔯gười dân đã thực hiện 5K và giãn cách thành thói quen.
Nhìn nhận về những thực tế trong phòng chống dịch, Bí thư TP HCM Nguyễn Văn Nên nhận định: "Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn các🙈h triệt để, cũng như không thể quét sạch F0. Thay vào đó, chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều♎ kiện có dịch".
Nói về kế hoạch "mở cửa" của TP HCM sắp tới, ông Nên dẫn "muốn sống chung với lũ phải có nhà tôn cao, có ghe, có áo phao và phải biết bơi", còn muốn "sống chung với dịch♕, phải có vaccine, thuốc, kiến thức và sẵn sàng tâm thế"... Đây là những điều kiện cần và đủ để trang bị cho từng người dân có thể tự📖 "chiến đấu" với dịch.
Thực tế, thời gian qua, TP HCM thực hiện chiến lược tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử. Ban đầu chỉ tiêm vài nghìn liều mỗi ngày, thành phố đã tổ chức hàng trăm đội tiêm chuyên nghiệp, đầy đủ trang thiết bị để đẩy nhanh tốc độ, nhiều ngày đạt 200.000-300.000 liều. Những ngày siết chặt giãn cách, thành phố vẫn tổ ♍chức tiêm ban đêm, ở khu phong toả, cách ly; tổ chức đội lưu động đến tận nơi chích ngừa cho n🥂gười không có điều kiện đi lại.
Đến nay, TP HCM đã tiêm hơn 7 triệu người, trong đó hơn 810.000 người đủ 2 mũi, cao nhất cả nước về số lượng và tỷ lệ phủ. Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức cho biết, với chính sách "thẻ xanh vaccine" đang nghiên cứu, thành phố cần sớm phủ vaccine mới có thể mở cửa, duy trì kinh tế. Những người đã tiêm 1-2 mũi sẽ được💝 nới lỏng giãn cách xã hội.
Trong kế hoạch tiêm vaccine ban hành hôm 5/9, TP HCM đặt mục tiêu đến ngày 15/9 hoàn tất tiêm mũ🌱i 1 cho toàn bộ 7,2 triệu người trên 18꧃ tuổi, hoàn thành mũi 2 cho người đến hạn.
Về vấn đề điều trị, thời gian qua, ngoài việc tăng năng lực chữa trị bệnh nhân triệu chứng nặng ở các bệnh viện tầng 2 và 3, thành phố triển khai gói chăm sóc sức khỏe kết hợp đảm bảo an sinh cho F0 ở tầng 1 (điều trị tại nhà và 153 khu cách ly tập trung của q💝uận huyện).
Ngành y tế thành phố cũng lập 411 trạm y tế♔ lưu động, hỗ trợ hơn 80.500 bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà. Các trạm y tế lưu động - cánh tay nối dài của các trạm y tế phường, xã đều được trang bị đầy đủ bình oxy, thiết bị y tế... để quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà, sớm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng, đưa lên tuyến, hạn chế tối đa tử vong.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng, thành phố đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc A (thuốc thông 🅷dụng như hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng) và B (những thuốc sử dụng hạn chế trong một số tình huống đặc biệt bao gồm thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông). Hiện, ngành y tế đã cấp về quận, huyện 130.000 túi, gần 84.000 F0 điều trị tại nhà nhận được.
Với túi thuốc C (thuốc kháng virus molnupi♍ravir), Bộ Y tế đã phân bổ cho TP HCM 50.000 túi. Thành pඣhố đã cấp về cho các quận, huyện 16.000 túi và đã có gần 50% F0 điều trị tại nhà nhận được.
"Hiện các túi thuốc vẫn đảm🌟 bảo cho số lượng F0 điều trị tại nhà. Trường hợp tất cả F0 nhận túi thuốc thì thành phố vẫn đảm bảo", ông Hưng nói và cho biết để chủ động nguồn thuốc, Sở Y tế đã đề xuất UBND TP HCM mua thêm 200.000 túi thuốc A và B ဣphòng trường hơp dịch diễn biến phức tạp hơn.
Về ﷽vấn đề bảo đảm oxy điều trị bệnh nhân, ông Đặng Phú Thành, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết, đến nay, tổng số giường bệnh có hệ thống oxy là 11.500 giường. Sắp tới Sở lắp đặt thê🍒m 3.500 giường, bảo đảm 15.000 giường có trang bị bình oxy theo đề nghị của ngành y tế.
Sở cũng đã lắp 114 bồn oxy lỏng các loại, vận hành hệ thống oxy với khoảng 9.500 chai cung 𓆉cấp cho các bệnh viện, các trạm y tế lưu động, bệnh viện quận huyện và điểm tập kết oxy. "Sắp tới thành phố cũng sẽ ཧcung cấp thêm khoảng trên 13.000 chai và bảo đảm nhu cầu về cung cấp oxy đáp ứng công tác điều trị", ông Thành nói.
Sau gần 4 tháng chống dịch, mới đây, làm việc tại Bệnh viện hồi sức Covid-19, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá, TP HCM đã có kết quả rõ nét hơn sau 2 tuần tăng cường các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt, quyết liệt. Nhưng ông cũng nhắc "cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục" và vaccine, thuố🍨c cùng với ý thức người dâไn chính là các "mũi tiến công chiến lược" để đưa TP HCM trở lại "bình thường mới".
Đánh giá trong năm 2021 vaccine vẫn tiếp tục khan hiếm, dịch bệnh ở khu vực vùng kinh tế🍎 trọng điểm phía nam vẫn còn nghiêm trọng..., ông Nên yêu cầu hoàn thiện từng chiến lược trong phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện "bình thường mới".
"Thành phố này hơn 80% là dịch vụ, chỉ cần đóng cửa một 𓃲chút thôi, có người cần trợ cấp ngay. Một bộ phận lớn người dân thậm chí không có nồi cơm trong nhà, cứ đi làm rồi ăn uống hàng quán, tối về ngủ. Dịch vụ khi tắc một điểm nào đó, sẽ làm tắc cả chuỗi", ông Nên nói. "Nhưng mở cửa trở lại nếu không khéo, không quản lý được sẽ sinh chuyện. Tuyệt đối không chủ quan, nôn nóng. Nguyên tắc là từng bước, chắc chắn".
Hữu Công