Phó chánh Tòa hình sự TAND TP HCM Huỳnh Anh Kiệt, chủ tọa phiên tòa, đã ký quyết định đưa vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP HCM) và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè, cán bộ văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra xét xử từ ngày 8 đến 12/2 (27 Tết).
Tham gia bào chữa🌱 cho bị cáo Như có luật sư🌸 Lê Nguyễn Quỳnh Thy, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP HCM) bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn...
Tòa triệu tập năm nguyên đơn dân sự gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank - Berjaya, Công ty Cổ ﷽phần Đầu ꦑtư Hưng Yên, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại An Lộc, đại diện VietinBank cùng 16 cá nhân với tư cách người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.
Ngoài ra, ba người được xác định "liên quan việc Huyền Như chiếm đoạt tiền" của các công ty cũng bị triệu tập gồm: ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc VietinBank Chi nhánh TP ꦗHCM), ông Trương Hoàng Minh và bà Ngu♒yễn Thị Minh Hương (nguyên phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh TP HCM).
Từ đầu năm ngoái, vụ án dự kiến được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tòa đã nhiều lần trả hồ sơ cho VKS, yêu cầu làm rõ các vấn đề về tố tụng và tội danh của Huyền Như là Tham ô (như quan điểm của TAND Tối cao) hay Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, song VKS vẫn giữ nguyên quan điểm.
Chiêu chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của 'siêu lừa'
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, năm 2009-2010 Như thua lỗ trong việc đầu tư chứng khoán và bất động sản. Để có tiền trả nợ với lãi suất cao, Như lấy danh nghĩa quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ g🐽ặp gỡ nhiều tổ chức cá nhân huy động tiền gửi cho Vietinbank rồi chiếm đoạt.
Như bỏ tiền cá nhâ♒n để trả tiền lãi ngoài hợp đồng, phí ꦜmôi giới để dẫn dụ nhiều cá nhân, đơn vị gửi tiền. Khi họ chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Như lập các chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân.
Tổng cộng, Như chiếmꦺ đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, 5 công ty có tài khoản mở hợp lệ được lãnh đạo của Vietinbank ký duyệt bị chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xác định, khoảng tháng 5/2011, qua giới thiệu của Nguyễn Thị Nga (nhân viên một ngân hà﷽ng khác, cộng tác viên của Công ty Hưng Yên), Như biết một số công ty ở Hà Nội muố♊n gửi tiền, cần gặp trực tiếp để đàm phán. Như trao đổi với Võ Anh Tuấn và rủ anh ta ra Hà Nội gặp họ.
Đối với Công💝 ty Hưng Yên, Huyền Như giới thiệu tên là Quyên, nhân viên của Võ Anh Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank Nhà Bè. Như chủ động liên hệ với Nga thỏa thuận về số tiền gửi, lãi suất 18- 22% mỗi năm, tùy số tiền và thời gian gửi.
Từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Như đã làm giả 8 hợp đồng tiền gửi và phụ𝓰 lục hợp đồng với Công ty Hưng Yên. Chị ta ký giả chữ ký Hà Tuấn Anh (Giám đốc) và Võ Anh Tuấ💙n để huy động của công ty này 537 tỷ đồng.
Sau khi Công ty Hưng Yên chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Huyền Như làm giả 14 lệnh chi, chữ ký ông Tạ Duy Hùng (Giám đốc Công ty Hưng Yên) trên cá𝓰c lệnh chi đó để chuyển 537 tỷ đồng đến tài khoản Như lập ra, hoặc mượn. 🌞Hiện, Như đã trả cho công ty này được hơn 336 tỷ.
Tương tự, Như đã chiếm đoạt hơn 170 tỷ của Công ty An Lộc; 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông; gần 125 tỷ của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và g⛎ần 210 tỷ của Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS).
Toà nói Tham ô, VKS kết luận Lừa đảo
Năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Huyền Như án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo của 5 công ty tuyên hủy một phần bản án của TAND TP HCM trước đó, yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ hành vi Tham ô tài sản của Như (chứ không phải lừa đảo) và vai trò của Tuấn trong việc chi🐻ếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 công ty này. Đồng thời, cấp sơ thẩm cũng cần xác định lại tư cách tham gia tố tụng củ♎a Vietinbank trong vụ án.
Theo TAND Tối cao, việc buộc Huyền Như có trách nhiệm trả số tiền chiếm đoạt cho những công ty này là ảnh hưởng đến quyền và l🍨ợi ích của các công ty.
Ngoài ra, TAND Tối cao cũng kiến nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo Vietinbank chi nhánh TP HC🅰M gồm ông Nguyễn Văn Sẽ, Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương do liên quan việc để Như chiếm đoạt tiền của những công ty này.
Sau hai năm điề🌼u tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm🥃 truy tố Huyền Như về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản - tức Vietinbank không có trách nhiệm trả nợ cho 5 công ty này.
🐻 Theo cơ quan điều tra, Như đã có ý thức chiếm đoạt tiền của các công ty ngay từ khi họ chưa gửi tiền vào Vietinbank. Khi các công ty này gửi tiền vào theo sự lừa dối của Như, chị ta đã 🐼chiếm đoạt ngay từ khi nhận được tiền.
Đối với kiến nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo Vietinbank Chi nhánh TP HCM, cơ quan điều tra cho rằng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank, họ không có trách nhiệm phải kiểm tra từng nghiệp vụ phát sinh tại phòng giao dịch. Ông Sẽ, Hoàng và bà Hương đã thực hiện đúng theo quy định của ngân hàng nên chưa đủ căn cứ quy kết về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Quá trình điều tra lại, VKSND Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Họ bị cho là đã để nhân viên đứng tênꦫ gửi 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank thông qua Như và để cô ta chiếm đoạt 200 tỷ. Trong thời gian TAND TP HCM nghiên cứu vụ án c♔ó nhiều 🌸bị can kêu oan, thời gian gia hạn điều tra lại quá ngắn, không đảm bảo khách quan. Từ đó, tòa đề nghị cơ quan điều tra tách hành vi của 10 người này để xử lý riêng vì độc lập với vụ án Huyền Như. |
>> Hu🌳yền Như bị kê biên những gì sau vụ lừa 🍷4.000 tỷ đồng
Hải Duyên