Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Thu Hà, một nhà báo, bà mẹ có hai con đang sống tại TP HCM về cách giúp con ham học và luôn tự giác trong mọi việc.
Giờ đang là cao điểm mùa ôn thi học kỳ. Tôi vẫn duy trì nguyên tắc 9h tối phải tắt đèn đi ngủ. Hôm rồi, 9h tôi định tắt đèn, Xu, Sim năn nỉ là chưa làm bài xong, tôi lườm nguýt mộไt hồi rồi mới cho thêm 30 phút. Rồi 9h30, tôi xua cả 2 vào phòng ngủ, 2 nàng lên giường, mẹ tự tay tắt đèn rồi đi ra làm việc tiếp. 10h30 mẹ vào phòng không thấy Xu đâu, mở cửa phòng tắm thì thấy nàng ấy đang ngồi thu lu trên bồn cầu học bài, tay cầm cuốn sách. Tôi hỏi tại sao con lại học bài trong này? "Vì con chưa xong bài, con muốn học tiếp, mà con cũng không muốn mẹ buồn!", n🐓àng trả lời.
Tôi chưa bao giờ ép con học, chưa bao giờ phải ngó vào thời khóa💮 biểu của 2 nàng kể từ hồi lớp một, chỉ toàn xui con là "bớt học lại đi". Việc đó có một nửa sự thật là tôi muốn con học ít lại, và một nửa sự thật là tôi thấy thói đời nó thế, cái gì càng dồn ép thì càng ngán, càng cấm thì càng ham.
Hôm trước tôi đã nói về vi🐻ệc để con tự giác học thì chính mẹ phải tự giác học. Thực ra vẫn còn cần thêm vài điều kiện khác nữa.
Một là hãy để con ♊được nếm hậu quả và chịu trách nhiệm về chính mình. Nếu con lười học, con không là⛎m bài ư? Hãy để con bꦫị cô giáo la và bị điểm kém.
Kể chuyện hồi xưa, học mẫu giáo, tôi đã rất vất vả để đánh thức con và giục đi học đúng giờ. Lay mãi mới dậy, dậy rồi mẹ bế ra toilet, con lại ngồi ở đó nhắm mắt ngủ tiếp. Đánh răng thì ngậmꩲ cái bàn chải trong miệng rồi nhắm mắt nꦕgủ nữa. Mẹ thì ba chân bốn cẳng, mắt nhìn đồng hồ, miệng la miệng hét... con thì cứ lừ đừ, cố tình dây thun.
Rồi có một tuần tôi giao cho ba đưa X🔴u đi học. Ba thì vô tư, cứ cố tình quên giờ con𒐪 tới trường. Tôi cắn răng không xông vào can thiệp, kệ cho 2 ba con đi học muộn. Và chỉ vài ngày sau, Xu bị nhà trường phạt liên tục thì ớn ngay, Xu luôn là người cài chuông điện thoại để dậy trước, ra đánh răng rửa mặt và lay ba dậy. Tôi nằm ở phòng bên quan sát và rút ra kết luận: Hãy tạo điều kiện để con nhận trách nhiệm. Việc học là của con, không phải của mẹ.
Từ đó, hôm nào Xu, Sim chậm chạp thì tôi cũng kệ. Học trường công, đi muộn là có một đội quân sa🦋o đỏ đứng chắn ngay cổng, ghi tên vào sổ, rồ🔥i thầy giám thị quở trách, cô chủ nhiệm phạt, cô hiệu trưởng cũng la nữa... đâu cần mẹ ra tay.
Thậm chí, tôi còn "quyền lực" tới mức, thỉnh thoảng còn dỗi. Ví dụ, sáng ra Xu mắng em Sim, thế là t𓄧ôi nằm xoài꧃ ra giường, bảo: sáng nay mẹ buồn lắm, mẹ không chạy xe được, con nghỉ học đi.
Nàng khóc quá trời, năn nỉ hoài tôi mới dậy. Tôi uể oải, đủng đỉnh, lê từng bước ra khỏi phòng, tha🌼y đồ rồi lừ đừ chở 2 nàng tới trường, trễ hơn nửa tiết. Tôi biết hôm đó cô giáo sẽ xử, 2 nàng sợ rẽ đất.
Việc học cũng thế. Xu, Sim thích học vì luôn bị đói học. Bài học này tôi học từ bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, muốn trẻ con ăn uống ngon miệng thì hãy để cho tụi nó có cảm giác đói, và muốn đói thì không được nhồi ăn, và không ăn thêm đồ ăn vặt. Trong nhà tôi không có TV, Ipad thì đang trục trặc, điện thoại thì cùi bắp, mẹ bận làm việc, thành rಌa có mỗi việc h🍸ọc là... có vẻ vui.
Hai là hãy để con được tận hưởng hạnh phúc của sự hiểu biết.
Việc học toán, học địa lý, hay lịch sử, tập làm văn... kiểu nặng hàn lâm lý thuyết của nhà trường Việt Nam, nó quá trừ🐷u tượng. Nên đợi cho con hiểu được sự đẹp đẽ🦄 của toán học thì lâu lắm, và nhiều rủi ro là tôi không đợi được. Từ hồi mẫu giáo, tôi thường xuyên cho Xu, Sim đi học những khóa học ngắn, làm bánh, làm thiệp, vẽ vời, thể thao, rồi mới hôm qua là đi học cứu hộ dưới nước.
Những khóa học này có cái hay là sau buổi học là thấy kết quả ngay. Học thể thao thì mỗi ngày mỗi tiến bộ sờ nắm được, làm bánh thì được ๊cầm kết quả về nhà, học kỹ năng thì được khoe ảnh, được "nổ" với bạn bè.
Rồi tôi hay tha con đi chơi, đi du lịch, rồi đi trải nghiệm bụi bặm. Những chuyến đi về quê, lên rừng xuống biển, đi sang một vùng đất mới là hàng trăm bài học chứa trong đó, rất nhiều trong số đó 🧸là những bài học xài được liền, dốt là chịu hậu quả ngay tắp lự.
Có một người bạ🦂n tôi hay cho con đi ra nước ngoài h𝔍ồi con còn học mẫu giáo, nhỏ tý. Tôi hỏi bé đã biết gì đâu mà cho đi tốn tiền, anh nói: Anh muốn đưa nó ra một vùng ngôn ngữ khác, để nó hiểu được việc học tiếng Anh là để làm gì. Đúng là sau một vài lần làm người "câm điếc" ở nước ngoài giờ thì cậu bé đó rất tự giác học cho giỏi tiếng Anh.
Ba là hãy trực quan. Tôi may mắn có những người bạn rất giỏi giang, thông minh hoặc giàu có, hoặc cả hai. Những người tự tay làm nên cơ nghiệp mà tಞôi thực sự kính phục. Vậy là những chuyến đi tới nhà họ chơi biến thành những câu♕ chuyện.
Ví dụ, sau khi Xu, Sim chạy đùa khắp 650 mét vuông trong một căn hộ penhouse ở một bán đảo riêng biệt, rồi bơi lội dưới hồ bơi riêng, ăn những loại socola hảo hạng, trong khi 2 nàng đang trầm trồ sao mà nhà cô ấy thích thế, sao hồ bơi đã thế, sao kẹo ngon thế, thì tôi chỉ cần bỏ nhỏ một câu thôi: "Cô ấy học rất giỏi, làm việc cũng rất giỏi, Mẹ thấy cô ấy luôn nỗ lực". Xong!
Nhà chỉ có 3 mẹ con, nếu bị trục trặc khi làm việc với thợ thuyền, với các bác giúp việc, với người này người kia, sau khi càm ràm 𒈔cáu kỉnh với họ thì tôi cũng hay bỏ nhỏ với Xu, Sim: "Mẹ tiếc ghê ấy, giá mà cô ấy/ch🍰ú ấy, chịu khó học hỏi thì đâu có bị làm sai/làm hỏng/mất tiền thế này!".
Rồi đồ đạc, máy móc trong nhà, hỏng cái gì tôi cũng không biết làm "Con tính đi, mẹ khôn𒈔g biết!", rồi "Xu ơi, cứu mẹ cái này!", "Sim ơi, con kiến này là loại gì, nó đốt mẹ thì mẹ có chết không?", "Mẹ l🙈àm hỏng cái này rồi, con coi cứu nó đi!"... Nấu nướng, dọn dẹp tôi cũng dở, toàn nhờ 2 nàng tra mạng rồi ra tay làm anh hùng cứu mỹ nhân (tạm giả vờ tôi là "mỹ nhân")... Xu, Sim được nhìn thấy mình hiểu biết thì mình mạnh mẽ và có ích.
Ba mẹ con tôi suốt ngày đi ăn, đi chơi, đi làm, đi học cùng nhau trên từng cây số, nên cứ thế rỉ rả mưa dầm thấm lâu. 10 năm nay, Xu, Sim cũng thấm được khối t𒀰hứ mà tôi không cần lý luận hay la hét gì nhiều. Mình đang dạy trẻ con mà, phải tìm cách nói cho lọt tai trẻ con thôi!
Bạn tôi nói rằng, người thầy quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người là chính mình. Chính mình muốn học thì mình mới học được, còn nếu mình đã 🌜không muốn học thì có người dắt tay mình tới, có nhét kiến t🔥hức vào tai, nó cũng đùn ra.
Khi mình đã không muốn học, là mình sẽ tìm ra lý do ngay, nào bận, nào mệt, nào đường xa, nào thiếu tài liệu... Cònꦐ nếu đã muốn thì có hàng trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng, tìm hàng ngàn con đường để tới ༺đích.
Vậy thì, tôi nghĩ, q💜uan trọng hơn việc dạy con học bài, làm bài, là việc làm sao để tự꧋ con muốn học. Hãy đầu tư vào việc đó dày công hơn.
Thu Hà
Chia sẻ câu chuyện dạy con của bạn tại đây hoặc về [email protected]