Bé trai 15 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau tuyến nước bọt hai bên, đau tinh hoàn trái. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc quai bị biến chứng viêm tinh hoàn. Ba ngày sau, bố của bé cũng phải nhập viện với gương mặt biến dạng do quai bị. Trước đó 20 ngày, mẹ của bé mắc quai bị và tự điều trị tại nhà. Cảꩲ 3 người đều chưa tiêm vắcxin phòng quai bị.
Hiện, sức khỏe bé trai đã ổn định còn người bố đã hết sốt và b♏ớt sưng. Cả hai vẫn cần nằm viện để bác sĩ theo dõi, điều trị.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính tấn công chủ yếu các tuyến ngoại tiết, thường là tuyến nước🍃 bọt mang tai. Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt hoặc chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi ho, hắt hơi.
Bệnh nhân quai bị có khả năng lây truyền virus 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng (trước khi sưng tuyến nước bọt). Thời gian ủ bệnh 1-2 tuần. Các biến chứng th🍸ường gặp là viêꦕm tinh hoàn ở nam giới sau tuổi dậy thì, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (nữ sau tuổi dậy thì). Nặng hơn có thể gây viêm não, viêm màng não...
Teo tinh hoàn là nỗi lo lắng lớn nhất của nam giới trưởng thành khi mắc quai bị. Khi virus tấn công, tinhꦐ hoàn sưng to gấp 2-3 lần bình thường, rất đau. Bệnh nhân cần được theo dõi sát đề phòng biến chứng teo tinh hoàn sau này - một trong những nguyên nhân gây vô sinh.
Mọi người chưa mắc quai bị lúc còn nhỏ hoặc ch💮ưa được tiêm phòng vắcxin ngừa quai bị đều có khả năng nhiễm bệnh. Bác sĩ khuyến cáo tiêm vắcxin là biện ph🍎áp hiệu quả để phòng ngừa bệnh.
Lê Quyên