Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết cả ba người hiến đều là nam, bị tai nạn giao thông dẫn đến chết não. Khi còn sống, các bệnh nhân đều có nguyện vọng☂ được hiến tạng cứu người nếu qua đời. Thực hiện di nguyện của bệnh nhân, người nhà chủ động tìm đến các bác sĩ bày tỏ mong muốn. Mỗi người mất đi đã cứu được bốn người khác.
Trong đó, có hai người hiến ngụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 24 và 41 tuổi, cùng hiến tim, gan, hai thận. Một người đàn ông khác, 46 tuổi, ngụ TP HCM, hiến hai♔ thận, hai giác mạc. Gia đình bệnh nhân đồng thuận hiến tất cả các mô, tạng, song vì họ diễn biến bệnh nặng, tim và gan suy giảm chức năng sau thời gian dài điều trị hồi sức tích cực nên không thể cho tặng.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã chọn lọc và ghép thành công cho 9 bệnh nhân suy tạng, hai người bị sẹo giác mạc. Riêng một lá gan của anh Phúc (tên đã thay đổi), 24 tuổ✅i, được điều phối tới Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM để ghép cho người có chỉ số phù hợp.
Hiện, sức khỏe các bệnh nhân hồi phục tốt, có 7 người đã được xuất 🌜viện. Bốn bệnh nhân🎐 mới ghép có chỉ số sinh hiệu ổn định và đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi sát sao.
Hôm 19/5, 16 ngày s🌌au ca mổ sinh tử, chàng thanh niên 31 tuổi được ghép tim từ anh Phúc được xuất viện. Anh có thể tự đi dạo dọc hành lang bệnh viện và trò chuyện vui vẻ với bác sĩ Nguyễn Thái An💖, trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim, phẫu thuật viên chính ca ghép.
Anh mắc bệnh tim từ 9 năm trước, hai năm qua không thể đi làm vì sức♊ khỏe suy kiệt. Nhận được món quà quý giá từ người xa lạ, anh xúc động, giọng n🍸ghẹn lại khi nói lời cảm ơn người hiến cùng gia đình và các y bác sĩ.
"Tôi sẽ bảo vệ trái ti💮m thật tốt, thậ🌊t khỏe để sau này làm việc có ích cho xã hội", anh nói.
Qua màn hình, nhìn thấy người nhận trái tim con trai đã khỏe mạnh, bà Tô Thị Ánh Hồng liên tục lau nước mắt. Chia sẻ với Vnexpress, bà rất nhớ thương đứa con trai ngoan hiền, hiếu thảo, nhưng bà chấp nhận sự thật con không còn bên mình. Người phụ nữ bày tỏ bà không đặt nặng vấn đề gặp lại những người 𒁏nhận tạng con, sợ tạo áp lực cho họ.
"Tôi mừng và luôn cầu mong cho họ khoẻ mạnh, vui vẻ. Chỉ cần họ còn sống, dù ở đâu, cũng coi như coജn đang hiện diện", bà tâm sự.
Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, sinh mạng mới của các bệnh nhân ghép mô, tạng được quyết định bởi chính sự tự nguyện, đồng thuận tặng trao của gia đình người hiến. Đây là điều q🧜uan trọng nhất.
Bên cạnh ꦐđó là sự nỗ lực, cố gắng của tập thể hơn 200 con người, gồm các bác sĩ, điều dưỡng, phẫu thuật viên các bệnh viện cùng cảnh sát giao thông dẫn đường, tài xế xe cứu thương vận chuyển tạng... Ê kíp đã chạy đua với thời gian từng phút giây, phối hợp nhịp nhàng, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào, dù nhỏ.
Nhiều chuyến xe vận chuyển tạng từ Bệnh viện Bà Rịa tới Chợ Rẫy diễn ra đúng giờ tan tầm, song thời gian chỉ vượt 5 phút so với kế hoạch dự kiến. Nhờ đó, quá trình phẫu thuật, nhận, vận chuyển và ghép tạng được diễn ra đúng như k𝓰ế hoạch, chức năng tạng sau ghép hồi phục tối đa.
Bác sĩ Thức nhiều lần khẳng định, mục đích của bác sĩ là cứu người, không phân biệt giàu nghèo, vị trí xã hội, tài chính... Đặc biệt là với những món qu🌱à vô giá từ người hiến chết não, n🐲hân viên y tế càng phải công bằng, minh bạch, không vụ lợi.
Người nhận mô, tạng chỉ được chọn trong ♔danh sách chờ, đã đăng ký trên hệ thống điều phối ghép tạng quốc gia. Với mỗi trường hợp nhận tạng, tập thể hội đồng y khoa phải hội chẩn kỹ càng, theo thứ tự ưu tiên (đã được🏅 quy định trong luật), mức độ hòa hợp giữa người cho và nhận, vị trí địa lý, sức khỏe người nhận... Qua nhiều vòng chọn lọc, người phù hợp nhất sẽ được chọn.
"Ở Bệnh viện Chợ Rẫy không bao giờ có🌟 trường hợp chen ngang", bác sĩ Thức nhấn mạn💟h.
Thư Anh