Theo thạc sĩ tâm🥂 lý Nguyễn Xuân Phong (Hà Nội), hành vi này đi ngược với mô hình tiêu dùng truyền thống. "Thông thường, khách hàng phải phát sinh nhu cầu trước khi mua đồ mới. Ví dụ, bạn bị chê chưa xinh mới nghĩ đến việc mua đồ trang điểm", ông Phong phân tích. "Mô hình tiêu dùng truyền thống luôn đi tuần tự từ nhu cầu đến cân nhắc các lựa chọn, cuối cùng mới giải quyết nhu cầu".
Tiêu dùng kiểu truyền thống♍ khiến khách hàng cân nhắc kỹ trước khi mua. Cộng thêm việc sử dụng tiền mặt và mặc cả, khách hàng suy nghĩ rồi mới đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, những đợt khuyến mãi lại khuyến khích con người theo hướng ngược lại. Mô hình tiê😼u dùng được chuyển thành thấy khuyến mãi và mua hàng luôn. Hình thức thanh toán bằng thẻ hay mua sắm online càng thúc đẩy con người mua sắm không suy nghĩ.
Tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Nếu bạn cứ mua những thứ mình không cần, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ phải bán thứ mình cần". Nếu chỉ mải mê mua hàng 𝔍giảm giá, bạn có thể vô tình gắn kết bản thân với nhữn🎃g giá trị thấp, chấp nhận "dùng tạm" thay vì nỗ lực mua những thứ mình thực sự cần. Kết quả, những quyết định sai lầm càng khiến bạn mất nhiều tiền hơn.
Không thể thay đổi phương thức꧅ mua bán hiện đại song theo thạc sĩ Phong, b♛ạn vẫn có thể giảm "thiệt hại" với ba nguyên tắc sau.
Ưu tiên nhu cầu
"Nếu bạn không cần một thứ trước khi giảm giá thì sau khi khuꦿyến mãi, bạn cũng sẽ không 🥂cần nó", thạc sĩ Phong nói.
Trước khi quyết định mua một món đồ sale nào đó🔯, bạn hãy tự hỏi mình thực sự cần gì, có sử dụng món đồ đó ít nhất 3-7 lần mỗi tuần không. Bên cạnh đó, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi thế nào nếu có thêm món đồ ấy và liệu đây có phải lựa chọn tốt nhất, phù hợp nhất với bạn.
"Bạn nên dành một - hai ngày trước đợt khuyến mãi để trả lời các câu hỏi trên", chuyên gia khuyên. "Hãy luôn luôn tâm niệm rằng mua thứ mình không cần là ném tiền qua cửa 🥀sổ, giữa thứ mình không cần là tích rác trong n▨hà".
Đề cao chất lượng
Các tiêu chí cần thiết đối vꦕới một sản phẩm nên được xếp theo thứ tự tốt, đẹp, rẻ. Một sản phẩm được coi là hữu ích khi và chỉ khi nó giúp bạn giải quyết một vấn đề nào đó.
"Việc bóc hàng mới có thể rất 'sướ♋ng tay' nhưng đó chỉ là một niềm vui nho nhỏ. Cần nhớ rằng thời gian bạn trải n꧒ghiệm món hàng đó mới quyết định niềm vui to lớn", ông Phong lưu ý.
Mua sắm cùng người khác
Khi mua sắm một mình, bạn không cần hỏi ý kiến ai. Nhưng nếu đi cùng người khác, bạn thường có xu hướng dè dặt hơn. Trước khi bỏ một con gấu bông vào giỏ hàng, bạn sẽ muốn hỏi người kia xem món đồ này có dễ thương và đáng để mua khô🉐ng. Quá trình mua sắm sẽ được hãm lại vài nhịp nên "thiệt hại" nhiều khả năng sẽ giảm đi so với lúc bạn chỉ có một mình.
"Cuối cùng, đừng quên rằng kể 💮cả khi cho hàng đi với giá 0 đồng, doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại. Dù có tự nhận mình được hưởng lợi đến mức nào, theo thời gian, người tiêu dùng sẽ là người phải chịu tổn thất nhiều nhất nếu mua sắm vô tội vạ", thạc sĩ Phong kết luận.
Minh Trang