Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên đang khiến các quốc gia Đông Á lo lắng hơn bao giờ hết. Nỗi lo ngại này lớn đến mức truyền thông Hàn Quốc đang kêu gọi nước này sở hữu vũ khí hạt nhân để đối phó với Triều Tiên.
Là quốc gia duy nhất từng bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân, Nhật Bản luôn thể hiện quan điểm phản đối chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp bị dồn ép bởi mối đe dọa từ Triều Tiên, Nhật hoàn toàn đủ khả năng phát triển vũ khí hạt nhân và thay đổi toàn bộ cục diện chiến lược tại khu vực, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng không có lý do nào ngăn cản Nhật Bản với tiềm lực kinh tế và công nghệ mạnh chế tạo khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, với bộ ba răn đe hạt nhân truyền thống gồm tên lửa đạn đạo trên mặt đấ🅠꧙t, oanh tạc cơ chiến lược và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo trên đất liền
Theo Mizokami, Nhật Bản có thể đầu tư xây dựng một kho tên꧋ lửa đạn đạo cỡ nhỏ, mỗi quả có khả năng mang một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân. Chúng có thể đặt trong các giếng phóng được gia cố giống mẫu Minuteman III của Mỹ hoặc trên bệ phóng di động như tên lửa RS-24 Yars của Nga. Để răn đe Triều Tiên, tên lửa đạn đạo của Nhật 🃏Bản sẽ có kích thước không quá lớn và có tầm bắn không cần quá xa.
Tokyo có thể triển khai lực lượ♏ng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi quả trang bị ba đầu đạn với sức nổ tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT. Loại vũ khí nà🥀y có thể nằm trong giếng phóng cố định hoặc bệ phóng di động.
Tuy nhiên, đây là một ý tưởng khó khả thi vì Nhật Bản nằm rất gần với Triều Tiên và một cườ🌳ng quốc hạt nhân là Trung Quốc. Vì khoảng cách địa lý gần như vậy, T🎃okyo không có nhiều thời gian để suy xét trước khi tung đòn tấn công đáp trả, buộc họ phải xây dựng được học thuyết "phóng tên lửa ngay khi có cảnh báo". Điều này làm tăng nguy cơ vô tình nổ ra chiến tranh hạt nhân, vì chỉ một sự cố phần cứng hoặc phần mềm trong hệ thống cảnh báo sớm cũng có thể bị diễn giải thành một cuộc tấn công thực sự.
Đặc điểm địa lý khiến việc triển khai tên lửa đạn đạo mặt đất càng kém hấp dẫn hơn. Mật độ dân số cao của Nhật khiến việc tìm được địa điểm đặt 100 giếng phóng mà không gây ra thiệt hại phụ khi xảy ra tấn công là bất khả thi. Ngay cả khi tên lửa được bꦿố trí tại ꦡcác khu vực hẻo lánh như phía bắc đảo Hokkaido cũng đem tới những rủi ro không cần thiết.
Trong khi đó, bệ phóng 💝di động quá lớn và nặng nề đối với mạng lưới đường bộ của Nhật Bản, trừ khi nước này xây dựng một tuyến đường riêng. Điều này làm vị trí của chúng t⭕rở nên dễ đoán và bị tiêu diệt ngay từ đầu. Một lựa chọn khác là lợi dụng hệ thống đường sắt rộng lớn của Nhật Bản, sử dụng các đoàn tàu như tổ hợp tàu hỏa chiến đấu (BZhRK) Barguzin của Nga. Tuy nhiên, đây cũng không phải một giải pháp hợp lý với Tokyo.
Máy bay ném bom chiến lược
Nhật Bản có thể chế tạo một phi đội oa🤪n𒁏h tạc cơ tàng hình để phóng tên lửa hành trình và bom hạt nhân. Những máy bay như vậy có thể thực hiện nhiệm vụ đột kích sâu bằng vũ khí hạt nhân, tiêu diệt các tiềm lực hạt nhân, căn cứ chỉ huy tác chiến hay các mục tiêu chiến lược của đối phương.
Máy bay ném bom hạt nhân đem tới sự linh ho🌺ạt, cho phép tấn công nhiều vị trí hoặc thay đổi mục tiêu giữa hành trình. Chúng cũng có thể hủy nhiệm vụ vào bất cứ thời điểm nào cần thiết, ngăn ngừa nguy cơ hủy diệt không thể tránh khỏi như khi sử dụng tên lửa đạn đạ🅰o.
Tokyo đủ sức biên chế ba phi đội với tổng cộng 72 oanh tạc cơ chiến thuật như mẫu FB-111. Mỗi chiếc mang được 4 tên lửa tầm ngắn với tổng sức nổ tương đương 400.000 tấn TNT. Ba phi♌ đội này có thể mang tổng cộng 288 đ𒁏ầu đạn hạt nhân.
Tuy vậy, đặc điểm địa lý cũng trở thành nhược điểm cho kế hoạch này. Một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng tên lửa đạn đạo hoặc hành trình vào căn cứ không quân của Nhật có thể xóa sạch toàn bộ phi đội oanh tạc cơ mang bom hạt nhân trước khi chúng có cơ hội cất cánh khẩn cấp. Nếu oanh tạc 𓂃cơ cần máy bay tiếp dầu để tới được mục tiêu, đối phương chỉ cần tiêu diệt lực lượng tiꦜếp dầu trên không để vô hiệu hóa phi đội ném bom.
Không quân Nhật Bản có thể làm g🎐iống Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ trước đây, đó là duy trì lực lượng máy bay ném bom ở trên không liên tục. Nhưng phương án này có chi phí rất đắt đỏ, đòi hỏi số lượng lớn oanh tạc cơ cũng như máy bay tiếp dầu để thực hiện đòn tấn công đáp trả có uy lực. Chi phí và sự phức tạp của phương án này vượt quá khả năng của Tokyo.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Đây có vẻ là lựa chọn hợp lý nhất với Nhật Bản. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạ🎉o là nền tảng răn đe hạt nhân có khả năng sống sót cao nhất, miễn là nước này luôn có ít nhất một tàu tuần tra trên biển.
Nhật Bản có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm, tên lửa và đầu đạn như cách Mỹ làm với Anh. Trong ba nề🌌n tảng răn đe, tàu ngầm có tính chất phòng vệ, khiến Washington dễ dàng chấp nhận hỗ trợ Tokyo hơn các giải pháp còn lại.
Nhật Bản có thể bắt chước Trung Quốc, Pháp hoặc Anh bằng cách duy trì biên đội 5 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, mỗi chiếc mang 16 tên lửa trang bị 4 đầu đạn với sức nổ mỗi đầu đạn tương đương 100.00🐬0 tấn thuốc nổ TNT. Một tàu ngầm làm nhiệm vụ tuần tra liên t𒀰ục sẽ sở hữu tổng cộng 64 đầu đạn.
Tuy nhiên, tàu ngầm vẫn tồn tại một số nhược điểm khi xảy ra khủng 𓆏hoảng, chủ yếu trong khả năng liên lạc với chỉ huy. Sự gián đoạn trong khâu liên lạc có thể dẫn tới những sự cố ngoài dự tính, làm giảm khả năng răn đe hạt nhân của Nhật.
Trong hoàn cảnh hiện tại, việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân không đem lại lợi ích cho bất cứ bên nào. Tuy nhiên, Tokyo có thể bị đẩy vào cuộc đua vũ khí hạt nhân nếu bị đe dọa quá mức. Điều này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự và địa chính trị tại Đông Á, đẩy khu vực vốn đã nóng bỏng này vào một vòng xoáy nguy hiểm hơn nhiều lần, Mizokami nhận định.
Việt Hòa