Tranh Thập diện Linh Bích
Tác phẩm của Ngô Bân (1550-1643), họa sĩ cung đình thời Minh, được bán với g💦iá 510 triệu nhân dꦡân tệ (78,2 triệu USD) tại phiên đấu giá của Poly Auction tổ chức ở Bắc Kinh năm 2020.
Thập diện Linh Bích dài 11,5 m, vẽ hòn đá hình thù kỳ lạ🌠 dưới 10 góc nhìn. Tác phẩm từng thuộc sở hữu của một người Mỹ, được người này mua ở New York, Mỹ cuối thập niên 1980 với giá hơn 1,2 triệu USD - kỷ lục tác phẩm thư họa cổ Trung Quốc bấy giờ.
Tác phẩm ra đời khoảng năm 1610, bắt nguồn từ tình yêu đá của nhà thư pháp Mễ Vạn Chung. Bấy giờ, huyện Linh Bích ở tỉnh An Huy nổi tiếng với nhiề🌸u khối đá hình thù lạ lẫm, được nhiều văn nhân yêu thích, sưu tầm để đặt🧸 ở thư phòng hay sân vườn. Khoảng năm 1608, Mễ Vạn Chung mua được một hòn đá, vui sướng mất ăn mất ngủ, sau đó mời Ngô Bân tới ngắm, vẽ tranh.
Ngô Bân mất một tháng nghiên cứu hòn đá. Ông phá thông lệ cổ kim, v♛ẽ đá dưới 10 góc nhìn khác nhau. Tá🌳c phẩm còn có bút tích thư pháp của Mễ Vạn Chung.
Thư pháp Chỉ trụ minh
Tác phẩm của nhà thư pháp thời Bắc Tống Hoàng Đình Kiên (1045-1105) được gõ búa ở mức gần 440 triệu nhân dân tệ (69,4 triệu USD), gây rúng động làng văn hóa, nghệ thuật Trung Quốc năm 2010. Theo Sina, nhiều chuyên gia lĩnh vực đấu giá nghệ♊ thuật bấy giờ sốc vì mức giá "trên trời", cho rằng đây là chiêu trò thổi giá cổ vật của hãng Poly Auction Bắc Kinh cùng bên mua, bán.
Trước áp lực dư luận, tháng 8/🐻2010, hãng Poly Auction Bắc Kinh công bố chứng từ liên quan giao dịch, bảng kê khai thuế, bác bỏ tin đồn giá thực tế của bức tranh là 80 triệu tệ (12,6 triệu USD).
Chỉ trụ minh hiện là tác phẩm thư họa cổ Trung Quốc đắt giá thứ hai. Tác phẩm tuổi đời hơn 900 năm, dài 11 m với hơn 600 chữ. Hoàng Đình Kiên là nhà văn, nhà thư pháp nổi danh thời Bắc Tống. Thành tựu của ông trong văn hܫọc được so sánh với Tô Đông Pha.
Tranh Bình định Tây Vực hiến phu lễ
Tác phẩm của Từ Dương, họa sĩ cung đình đời Thanh, được gõ búa ở mức 414 triệu nhân dân tệ (65 triệu USD), đắt thứ ba trong lịch sử đấu giá Trung Quốc. Theo trang Artron, tranh được thực hiện theo yêu cầu của vua Càn Long nhằm kỷ niệm chiến tích sau ♌khi quân Thanh ra trận ở♏ Tây Vực, khoảng năm 1755-1759.
Tranh dài gần 19 m, với khoảng 8.000 nhân vật, sử dụng bút pháp tả thực, miêu tả khung cảnh kinh thành nhộn nhịp. Tranh được mở đầu bằng cảnh cổng thành với phiên chợ náo nhiệt, tái hiện cuộไc sống củ𝔍a bách tính đương thời. Tiếp đó là cảnh tượng ở Thiên An Môn, Tử Cấm Thành, các quan văn võ, binh lính, sứ thần...
Bình định Tây Vực hiến phu lễ từ lâu vượt khái niệm tranh vẽ, được coi là một "cuốn phim không âm thanh", tư liệu lịch sử có giá trị. Tranh thể hiện các mối bang giao đương thời cũng như văn hóa, phong tục tậ𝐆p quán, trang phục, công việc buôn bán của dân thường...
Nghinh Xuân