Bộ Quốc phòng Nhật Bản🐲 ra thông cáo cho biết mục đích của cuộc diễn tập diễn ra hôm 9/10 trên Biển Đông là "tăng cường năng lực chiến thuật", song không nêu chi tiết vị trí diễn tập.
Tài khoản Facebook của Lực lượng Phòng vệ Biển Nh꧃ật Bản (JMSDF) ngày 9/10 cũng đăng nhiều bức ảnh cho thấy tàu sân bay trực thăng JS Kaga, tàu khu trục Ikazuchi và tàu ngầm JS Shoryu tham gia diễn tậ🍰p trên Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản không bìnꦚh luận thêm về thông tin.
Global Times, 🐟tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng 🐷Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng tin về cuộc diễn tập này của các chiến hạm Nhật, cho biết một tàu sân bay trực thăng của Tokyo được phát hiện qua ảnh vệ tinh từ ngày 5/9 trên Biển Đông.
Tờ báo này cho rằng Trung Quốc phản đối việc tiến hành thường xuyên các hoạt độ𒁃ng quân sự ở Biển Đông "không có lợi cho an ninh, ổn định của khu vực".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo♈ này🐬.
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Quân đội Mỹ hồi tháng 6 công bố ảnh tàu tác chiến ven biển USS Gabrielle Giffords diễn tập chung trên Biển Đông cùng tàu huấn luy🎉ện JS Kashima và JS Shimജayuki của JMSDF.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono hồi tháng 8 cảnh báo những nỗ lực thay đổi hiện trạng trên Biển Đông của Trung Quốc có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế và phải "trả giá đắt". Cuối tháng đó, Nhật cũng ra💮 tuyên bố phản đối các hành vi làm gia tăng căng thẳng Biển Đông sau khi Trung Quốc phóng hai tên lửa đạn đạo diệt hạm từ Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và V��iệt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử 🔯để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Huyền Lê (Theo Reuters)