Sáng 6/7, trả lời VnExpress, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết trong bối cảnh sau hơn hai năm dồn sức chống Covid-19, ngành y tế đã tạ🙈m thời kiểm soát được dịch, song bộc lộ điểm yếu ở các mặt khác.
Cụ thể, một trong ba nguy cơ hiện hữu của thành phố hiện nay là bùng phát cùng lúc Covid-19 và sốt xuất huyết.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại thành phố đang tăng đột biến, gấp 184 lần so với cùng kỳ năm ngoái, gần 22.000, trong đó 11 trường hợp tử vong. Những năm trước, chủng virus D1 gây sốt xuất huyết chiếm ưu thế ở TP HCM và phía Nam, nhưng năm nay, chủng virus D2 được cho là♉ có độc lực cao hơn, cũng lưu hành rộng rãi. Ngành y tế lo ngại khi có chuyển đổi type virus gây bệnh thì số ca mắc sẽ thường tăng cao, kéo theo số ca nặng và tử vong tăng.
Cùng lúc, thành phố vừa phát hiện ba ca nhiễm biến thể BA.4 và BꦅA.5 ở Củ Chi và Thủ Đức. Dù hai biến chủng này không nguy hiểm như Delta, song giới chức TP HCM đã cảnh báo nhiều nguy cơ của biến chủng mới là "không thể lường và không thể đoán định được". Ba tuần qua, số ca mắc mới tại thành phố tăng từ trung bình 30 ca lên 50 mỗi ngày. Bộ Y tế cũng ghi nhận nguy cơ Covid-19 bùng trở lại khi số ca mắc mới và số ca nặng có dấu hiệu tăng nhẹ.
Nguy cơ thứ hai là thiếu thuốc và vật tư y tế. Thực tế, khi dịch sốt xuất huyết tăng từ cuối tháng 4, nhiều bệnh viện tuyến cuối thiếu các loại thuốc quan trọng có trong phác đồ của Bộ Y tế, chuyên dùng chống sốc cho bệnh nhân nặng, như cao phân tử Dextran, HES ও200.000 dalton, thuốc vận mạch Dopamin... Để "chữa cháy", các bác sĩ phải thay thế bằng các loại thuốc khác, song hiệu quả điều trị không tốt bằng thuốc trong phác đồ. Thậm chí một số loại thuốc có giá thành cao, nhưng không được Bảo hiểm y tế chi trả, người dân phải tự thanh toán.
Ngoài ra, một số mặt hàng thuốc có trong danh sách được Bảo hiểm y tế chi trả cũng thiếu, như ở Bệnh viện TP Thủ Đức và Chợ Rẫy.
"Thiếu các thuốc và vật tư y tế phục vụ công ♋tác khám, chữa bệnh cho các bệnh lý phổ biến là không thể chấp nhận đ♏ược", ông Thượng nói. Điều này sẽ tác động xấu đến kết quả và chất lượng điều trị, nhất là ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người dân tham gia Bảo hiểm y tế.
Người đứng đầu Sở Y tế cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế. Trong đó, từ phía thành phố là một số bệnh viện và trung tâm y tế tuyến quận, huyện không đủ năng lực đấu thầu theo quy định, thiếu kinh nghiệm. Lý do khách quan là một số thuốc hiếm đã ngừng sản xuất hoặc chưa được sản xuất trong nướ🌟c; gián đoạn cung ứng do xung đột giữa Nga và Ukraine; Trung tâm mua sắm tập trung Quốc gia chậm đấu thầu hoặc đàm phán; thuốc hết thời hạn của số đăng ký nhưng chưa được gia hạn kịp thời...
Thách thức thứ ba là thiếu hụt nguồn nhân lực y tế công lập. Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc sau thời gian dài chống dịch xảy ra trên cả🎶 nước, gần 10.000 người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc y bác sĩ rời bỏ bệnh viện công, song phần lớn là họ bị kiệt sức sau nhiều tháng chống dịch nhưng thu nhập thấp, không trụ được với nghề.
Tại TP HCM, từ đầu năm 2021 đến nay có 2.0🔯28 nhân viên y tế nghỉ việc - chiếm khoảng 5% tổng số nguồn nhân lực y tế của thành phố, gồm 473 bác sĩ và 1.001 điều dưỡng, ông Thượng cho biết. Nhiều trạm y tế hiện thiếu bác sĩ đa khoa, bác s𒈔ĩ có chứng chỉ hành nghề, hoặc không còn người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Theo ông Thượng, xác định được các nguy cơ, ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ, như đẩy nhanh tiêm vaccin🧸e Covid-19 mũi 3 và 4; quyết liệt diệt muỗi và loăng quăng; kích hoạt các khu thu dung điều trị Covid và sốt xuất huyết theo từng kịch bản.
Về thiếu thuốc và vật tư y🍰 tế, ngoài kiến nghị Bộ Y tế tháo gỡ, Sở sẽ xin thành phố thành lập Trung tâm mua sắm hàng hóa riêng của ngành y tế, được hỗ trợ ngân sá💙ch để mua sắm và dự trữ thuốc hiếm... Với tình trạng thiếu hụt nhân lực, Sở đang đề xuất có cơ chế, chính sách để thu hút và giữ chân y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ các bệnh viện tự chủ tài chính.
Thư Anh