Bệnh nhi sốt cao 39-40 độ trong 4 ngày, uống thuốc hạ sốt giảm sau đó sốt lại. Sáng ngày thứ 4, bé bớt sốt nhưng mệt, nhức đầu, vào 𝓡viện ở Hóc Môn trong tình trạng tụt huyết áp, máu cô đặc. Bệnh nh𒊎i được truyền dịch chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ba tháng trước.
Ngày 25/7, phó giáo sư Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho 🎉biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với nhiều yếu tố nguy cơ như sốc sốt xuất huyết ở độ nặng nhất, tái sốc, sốc ngày sớm trên cơ địa dư cân béo phì. Bé cân nặng 53 kg trong khi cân nặng ở lứa tuổi này khoảng 26 kg.
Bé được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, tuy nhiên tình trạng nặng dần với sốc kéo dài, suy hô hấp kèm tổn thương gan, thận, chức năng đông máu và tăng áp lực ổ bụng. Để cứu sống bé, các bác sĩ đã đặt nội khí quản giúp thở, truyền dịch, máu, chế phẩm máu liên tục và sử dụng thuốc vận mạch. Bác 💟sĩ dẫn lưu ổ bụng nhằm cải thiện hô hấp và tưới máu các cơ quan, giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng bệnh nhi. Tuy nhiên, tổn thương các cơ quan vẫn tiếp diễn, nhất là suy gan thận nặng đe dọa tính mạng. Bệnh nhi được lọc máu liên tục trong vòng một tháng mới có thể phục hồi chức năng gan thận. Sau đó, phải mất gần hai tháng mới có thể cai được máy thở.
Việc cai máy thở cho bé gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhi sau khi tỉnh táo cảm thấy sợ hãi, không thở được nếu không có máy thở. Các y bác sĩ, ngưღời nhà thường xuyên động viên bé cố gắng tập thở. "Ngày bệnh nhi cai được m𒁃áy thở cũng là ngày mọi người vỡ òa niềm vui sướng", phó giáo sư Quang chia sẻ. Sau gần ba tháng chạy đua với tử thần, bệnh nhi vừa khỏe mạnh xuất viện về nhà.
Theo phó giáo sư Quang, dịch sốt xuất huyết đang tăng cao và có nhiều trường hợp nặng, bệnh nhi không chỉ nhập viện trong tình trạng trụy tim mạch mà còn bị tổn thương đa cơ quan có thể dẫn đến tử vong. Phụ huynh phải luôn♈ cảnh giác với bệnh, bé sốt cao 2-3 ngày trở lên phải được đến khám tại cơ sở y tế để phát🌼 hiện sớm bệnh sốt xuất huyết và được điều trị kịp thời.
Trẻ dư cân, béo phì dễ bị sốc sốt xuất huyết hơn so với trẻ có cân nặng bình thường nên thường có tiên lượng nặng và phải nhập viện điều trị sớm. Trẻ béo phì khó có thể lấy ven, các kỹ thuật cấp cứu, hồi sức khác khó thực hiện hơn. Khó khăn nhất trong điều trị cho nhóm này là điều chỉnh lượng dịch truyền phù hợp với thể trạng. Nếu truy𝓰ền dịch theo cân nặng thật, trẻ có nguy cơ quá tải dịch, dẫn đến sốc kéo dài. Do đó, các bác sĩ phải tính toán điều chỉnh lượng dịch phù hợp với cân nặng, chiều cao, giới tính mỗi bệnh nhi.
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, loăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, phát quang bụi r🍎ậm, không để nước tù đọng trong bịch nilon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe... quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín 💖nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.
Lê Phương