Trong một báo cáo đặc biệt vào năm 2019, Ủy ban Khoa học Khí hậu của Liên Hợp Quốc 🤡cho biết Bắc Cực đang ấm lên "nhanh hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu" do một quá trình được gọi là khuếch đại Bắc Cực. Điều này xảy ra khi băng và tuyết trên bề mặt biển, vốn phản xạ ánh sáng Mặt Trời một cách tự nhiên, tan thành nước, khiến đại dương hấp thụ nhiều nhiệt hơn.
Từ lâu, các nhà khoa học đồng ý rằng cực bắc của hành tinh đang ấm lên nhanh chóng, nhưng ước tính về tốc độ tăng nhiệt thay đổi tùy theo khung thời g🐽ian được nghiên cứu và định nghĩa về những gì tạo nên khu vực địa lý của Bắc Cực.
Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Communications Earth & Environment hôm 11/8, các nhà khoa học từ Na Uy và Phần Lan đã phân tích 4 bộ dữ liệu nhiệt độ được thu thập bởi các nghiên cứu vệ tinh kể từ năm 1979 đến nay trên toàn bộ vòng Bắc Cực và nh𓆉ận thấy trung bình cực bắc của Trái Đất đã ấm lên 0,75℃ mỗi thập kỷ, nhanh hơn gấp 4 lần so với phần còn lại của hành tinh.
Nghiên cứu cứu cũng cho thấy tốc độ ấm lên thay đổi tháng kể theo khꦿu vực b💛ên trong vòng Bắc Cực, trong đó khu vực Á-Âu của Bắc Băng Dương, gần quần đảo Svalbard và Novaya Zemlya, đã ấm lên tới 1,25℃ mỗi thập kỷ, nhanh hơn 7 lần so với phần còn lại của thế giới.
"Tôi hơi ngạc nhiên khi con số của chúng tôi cao h🏅ơn nhiều so với ước tính trước đây", tác giả chính của nghiên cứu Antti Lipponen từ Cơ quan Khí 🌄tượng Phần Lan nhấn mạnh.
Sự nóng lên nhanh chóng ở Bắc Cực không chỉ tác động trực tiếp đến các cộng đồng địa phương và động vật hoang dã sốn🐲g dựa vào băng biển, mà còn gây ra những hậu quả trên toàn thế giới.
Tảngܫ băng ở Greenland, mà các nghiên cứu gần đây cảnh báo là đang tiến đến "điểm tới hạn" tan chảy, chứa đủ nước đóng băng để khiến mực nước biển toàn cầu dân♏g cao thêm 6 m.
Đoàn Dương (Theo AFP)