Đêm 5/4, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K (Hà Nội), vẫn trằn trọc với bệnh án của bệnh nhân này để tìm ra cách thuyết phục hiệu quả. Hai nămಞ tღrước, người bệnh mổ ung thư dạ dày, sức khỏe ổn định. Gần đây, bệnh tái phát, bác sĩ thống nhất với bệnh nhân để lên lịch mổ lần hai. Hiện, người đàn ông 75 tuổi nhưng phẫu thuật vẫn là lựa chọn tốt nhất để kéo dài sự sống.
Song, khi về nhà, ông họp tất cả anh em trong dòng họ để thảo luận. Mọi người khuyên can thiệp cũng "chẳng sống thêm được bao lâu" nên ông đã liên hệ lại với bác🌄 sĩ để hủy cuộc mổ.
"Cuộc phẫu thuật trước giúp ông sống khỏe trong hai năm và tiên lượng cuộc mổ sắp tới cũng rất khả quan", bác sĩ cố gắng giải thích. Đáp lại, người bệnh nói muốn trở về nhà dùng thuốc nam, từ chối can thiệp vì nghĩ "dao kéo khiến bệnh💙 nặng hơn". Không từ bỏ, bác sĩ tiếp tục thuyết phục, nhấn mạnh phẫu thuật là cách duy nhất để kéo dài cuộc sống. Cuối cùng, ông vẫn chọn không điều trị.
Hoặc, cụ ông 84 tuổi, bị ung thư đại tràng cũng từ chối điều trị của bác sĩ vì "sợ đụng dao kéo". Khoảng 5 tuần sau, gia đình đưa ông trở lại viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, hy vọng sốn⛄g chỉ 1%, do vỡ ruột. Lúc này, bác sĩ không thể mổ cắt u, cũng không thể đóng hậu môn giả. Thể trạng bệnh nhân vô cùng yếu do mắc nhiều bệnh nền như rối loạn chuyển hóa mỡ, tim mạch, tăng huyết á♚p, ung thư và nhiều tổn thương nặng nề khác. Hai tuần sau, gia đình xin đưa người bệnh về nhà.
"Nhìn bệnh nhân đau đớn những ngày cuối đời, nỗi trăn trở của tôi nhân l🐠ên gấp bội. Có lẽ bác sĩ phải đi học thêm lớp học về cách tạo niềm tin chꦫo người bệnh", bác sĩ nói.
Hơn 10 năm trong nghề, bác 🧜sĩ Nam cho biết số lần bị bệnh nhân từ chối "nhiều không đếm xuể". Những lúc đó, bác sĩ chán nản, hàng chục câu hỏi đặt ra trong tâm trí: "Vì sao y học hiện đại đầy đủ bằng chứng có thể chữa được b🐲ệnh nhưng bệnh nhân vẫn quay lưng?", "vì sao người bệnh chọn thuốc nam, cúng bái thay vì điều trị theo chỉ dẫn khoa học?"
Ngoài phẫu thuật, nhiều bệnh nhân từ chối thực hiện những chỉ định của bác sĩ. Như bệnh nhân 55 tuổi, đi khám do nuốt nghẹn, đau ở ngực, ăn hay đầy bụng thỉnh thoảng buồn nôn, kèm rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày, đại trực tràng và siêu âm bụng. Hai tiếng sau, gia đình xin gặp riêng bác sĩ, nói người bệnh từ chối xét nghiệm, nói "thà không biết bệnh để về ăn ngon ngủ ngon chứ nhỡ bị K thì coi như chết".
Hay bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện do xuất huyết, đi ngoài phân đen, máu chảy khó cầm, chỉ định mổ. Tuy nhiên, gia đình nhất mực nói chỉ cần truyền má🐻u, "vì có thầy đợi ở nhà sẵn". Quyết định này khiến bác sĩ sững người bởi tiên lượng người bệnh rất n💖ặng.
Theo bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh từ chối điều trị là thiếu hiểu biết, luôn nghĩ ung thư là án tử, "càng cố gắng can thiệp vào khối u càng khiến bệnh nặng". Lúc này, họ tin vào thuốc nam, thuốc gia truyền và lời quảng cáo từ "lang băm" để chữa bệnh. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên toàn cầu, với hơn 300.000 người mắc, gần 165.000 ca mới và 115.000 bệnh nhân chết💮 mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trên 30%.
Mặt khác, nhiều người gặp khó khăn về kinh tế trong khi quá trình điều trị lâu dài, tốn ✃kém, người bệnh dễ nản lòng.ཧ Đa số thuốc điều trị ung thư cổ điển, truyền thống như truyền hóa chất, hiện được BHYT chi trả. Tuy nhiên, các thuốc này mức độ hiệu quả hạn chế, nhiều tác dụng phụ. Những năm gần đây, các liệu pháp mới như điều trị đích, miễn dịch ra đời mang lại nhiều hy vọng như chữa khỏi cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm, giúp người bệnh giai đoạn di căn có cơ hội kéo dài sự sống, song thuốc miễn dịch chưa được BHYT thanh toán. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư được tiếp cận liệu pháp này, do giá thuốc quá đắt đỏ.
Bác sĩ khuyến cáo tình trạng bệnh nhân tự ý bỏ về là mối nguy lớn, làm tăng nguy cơ tử vong. Ngoài ra, đa số bỏ điều trị khi trở lại viện đều ở giai đoạn càng muộn, gây tốn kém tiền bạc và mệt mỏi tinh t𝐆hần. Thực tế, y khoa chưa ghi nhận trường hợp nào khỏi ung thư chỉ nhờ thuốc nam, thuốc gia truyền.
"Thật khó để nhắm mắt làm ngơ trước lựa chọn sai lầm của bệnh nhân, nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để thuyết phục đến cùng, vì còn nhiều người bệnh khác đang chờ", bác sĩ nói và khuyên người♎ bệnh nên sáng suốt, có trách nhiệm với sức khỏe của mình. Gia đình cần bình tĩnh và trao đổi kỹ với bác sĩ để người thân được thăm khám cũng như điều trị tốt nhất.
Thùy An