Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Tuấn (Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103) cho biết: "Không ít người cho rằng tất cả triệu chứng hô hấp như ho kéo dài, khó thở đều là biểu hiện của hậu Covid-19. Tuy nhiên, tâm lý này có thể gây bỏ sót nhiều bệnh🦄 nguy hiểm như: ung thư phổi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản"🍬.
Bác sĩ Nguyễn Chí Tuấn đưa ra trường hợp ông Vũ Văn Song, 50 tuổi, ở Hà Nội, mắc Covid-19 hồi tháng một năm nay. Sauꩲ khi khỏi, ông ho khan kéo ❀dài, khó thở, mệt mỏi nhiều. Ông nghĩ bản thân mắc di chứng hậu Covid-19 nên tới thăm khám tại một bệnh viện gần nhà. Bác sĩ cho ông chụp X-quang phổi, chẩn đoán bị tổn thương và cho uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.
Đến khám tại Bệnh viện Quân y 103, ông được🅘 bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi, phát hiện có tổn thương ở hai phổi, nghi ngờ là lao, không phải tổn thương do Covid-19. Bệnh nhân được làm nội soi phế quản lấy dịch phế quản xét nghiệm thấy có vi khuẩn lao. Sau 6 tháng điều trị thuốc lao, ông hết ho, tổn thương trên phimꦺ X-quang phổi hết hoàn toàn.
Theo bác sĩ Chí Tuấn, mặc dù triệu chứng giữa hậu Covid-19 và lao phổi có nhiều điểm tương đồng như: ho kéo dài, khó thở nhưng thực chất vẫn có một số khác biệt. Lao phổi tꦕhường gây ho ra máu, sút cân, đau ngực trong khi di chứng hậu Covid-19 thì không. Ngược lại, một số biểu hiện hậu Covid-19 như đau cơ, mất khứu giác - vị giác, 🧸tiêu chảy, đau bụng... lại ít khi xuất hiện ở người lao phổi. Từ đầu năm 2022, nhiều bệnh nhân khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 103 đã được các bác sĩ phát hiện lao phổi và điều trị kịp thời.
Một trường hợp khác mà bác sĩ Tuấn gặp phải là bệnh nhân Nguyễn Đình Long, 49 tuổi. Sau khỏi Covid-19 khoảng 4 tháng bệnh nhân xuất hiện ho khan nên tự mua thuốc dùng tại nhà 10 ngày nhưng không thấy đỡ ho. Đến ngày thứ 11, anh Long cảm thấy đau ngực phải, ho ra máu (khoảng 100 ml). Anh được nhập viện vào khoa Lao - Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân dùng thuốc cầm máu, giảm ho, an thần, xét nghiệm đờm thấy có vi khuẩn lao. Sau đó, anh được điều trị thuốc lao thì tình trạng ho máu giảm dần và hết.
Bác sĩ Tuấn chia sẻ một nghiên cứu thí điểm đầu tiên của Global Tuberculosis Network (GTN, tạm dịch: Mạng lưới chống lao toàn cầu) chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân mắc lao phổi có liên quan đến Covid-19 lên tới 25 %. Đáng chú ý là khoảng 9,5% bệnh nhân mắc lao phổi sau khi mắc Covid-19. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ tử vong cao (12%) của những bệnh nhân đồng nhiễm lao phổi và Covid-19, đặc biệt ở các bệnh nhân tim mạch 𝄹và đái tháo đường.
Các n꧂hà khoa học cho rằng Covid-19 làm những người mắc lao tiềm ẩn (người mang vi khuẩn lao nhưng không biểu hiện bệnh) dễ phát triển thành bệnh lao. Nghiên cứu cảnh báo tình trạng vừa mắc lao phổi, vừa mắc Covid-19 hoặc mắc lao phổi hậu Covid-19 rất cần được chú ý. Bệnh lao nên được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh Covid-19 nghiêm trọng và bệnh nhân mắc lao nên được ưu tiên thực hiện các nỗ lực phòng ngừa Covid-19, bao gồm cả tiêm chủng.
Do vậy,ꦡ bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân sau khi mắc Covid-19 có triệu chứng ho kéo dài, khó thở không nên chủ quan, cần sớm đi khám tại các bệnh viện để xác định bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Hải My