Tại phòng khám của Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, người đàn ông ngồi bần thần, khuôn mặt ít biểu lộ cảm xúc. Anh bị gia đình "cưỡng ép" vào viện hồi đầu tháng 4,ꦡ sau khi phát hiện lá thư tuyệt mệnh đang gõ dở.
Bác sĩ Vũ Sơn Tùng, Phó Trường phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, đặt một vài câu hỏi mở đầu cuộc khám⛄: "Thời gian qua anh cảm thấy trong người thế nào?", "Anh có chuyện buồn gì không?", bệnh nhân đều nói: "Tôi bình thư🌃ờng", sau đó im lặng.
Nhận thấy dấu hiệu không hợp tác, anh Tùng bảo người nhà ra ngoài, trong phòng chỉ 💝còn bác sĩ và người bệnh. "Tôi biết không dễ mở lời để nói về những điều khiến bản thân khó chịu, chán nản hay yếu đuối. Nhưng khi ngồi ở đây, anh có quyền chia sẻ về mọi thứ, dù điều đó là đúng hay sai theo quan điểm của xã hội", bác sĩ nói, trấn an người bệnh rằng những thông tin này chỉ hai người biết.
Sau đó, anh Tùng chủ động khơi gợi những câu chuyện về sự căng thẳng và nỗi cô đơn để người đàn ông hiểu rằng giới tính nào cũng có thể mắc trầm cảm. Bác sĩ dẫn nhiều nam giới giấu kín nỗi cô đơn, stress mãn tính, dẫ🍷n đến sự dồn nén🤡 gây các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí muốn tự hủy hoại, chấm dứt cuộc đời.
Nghe xong, người bệnh dần cởi mở, chia sẻ với bác sĩ Tùng về sự tự ti, thất vọng về bản thân, "như đang ở đáy vực, loay hoay mãi 💧cũng kh🐎ông thể bò lên được". Việc kinh doanh khó khăn, số nợ gần 10 tỷ đồng nhưng không biết cách xoay sở, khiến người đàn ông lo lắng mất ngủ, "chỉ muốn chết quách".
Cuộc trò chuyện kéo dài hơn 30 phút, bệnh nhân dần nhận thức được rõ vấn đề, tâm sự với bác sĩ về những suy nghĩ tiêu cực đã đeo bám trong nhiều tháng. Bác sĩ tư vấn trầm cảm cũng như các bệnh cơ t🔯hể khác, có cơ chế gây bệnh rõ ràng, cần phác đồ điều trị hay can thiệp bài bản.
Bệnh nhân l𓆉ần đầu ⛦được nghe về sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin và norepinephrine, là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Anh dần hiểu về căn bệnh mình đang mắc phải, đồng ý với phác đồ điều trị.
Mỗi tháng, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 8.000 bệnh nhân khám ngoại trú có rối loạn tâm thần, gần 5.000 ca điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Trong đó, 15% bệnh nhân nội trú được ch🉐ẩn đoán trầm cảm, độ tuổi hay gặp là 40, nam ⛄giới có nguy cơ mắc trầm cảm thấp hơn nữ giới 2-3 lần nhưng nếu đã mắc thì tình trạng bệnh lại thường nặng hơn nữ giới.
Trầm cảm 🎃là một rối loạn tâm trạng, đặc trưng bởi sự kéo dài cảm giác buồn bã, mất hứng thú với 🔯hoạt động yêu thích trước đây cùng khả năng hoàn thành công việc thường nhật trong ít nhất hai tuần. Trầm cảm là nguyên nhân chính dẫn đến tự sát. Mỗi năm, khoảng 850.000 người chết vì căn bệnh này, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các thống kê chỉ ra rằng ngày càng nhiều ꦬđàn ông trong độ tuổi 24-44 gặp các áp lực trong cuộc sống, phần lớn đến từ kinh tế, sự nghiệp; số khác đến từ hôn nhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội... Tuy nhiên, dù chịu n🌃hiều gánh nặng, đàn ông có xu hướng ngại chia sẻ vì xấu hổ, sợ phán xét từ những người xung quanh, bác sĩ Tùng nhận định.
Cụm từ phổ biến "man up!" (Hãy đàn ông lên!) vô hình chung tạo thành áp lực xã hội, làm sai lệcꦕh nhận thức về nam tính. Trong khi phụ nữ có thể bộc lộ nỗi đau cởi mở, nam giới có xu hướng ch♐ối bỏ, che giấu hoặc ngụy trang cảm xúc của mình, đặc biệt là sự yếu đuối.
Mặc khác, hiện rất nhiều người Việt không nghĩ trầm cảm là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điềღu trị kịp thời. Định kiến xã hội thường mặc định cá nhân bị trầm cảm là do bản thân họ yếu đuối, nhu nhược, không biết cố 🦄gắng vươn lên.
"Đây là một suy nghĩ cố hữu hết sức sai lầm", bác sĩ Tùng nói. "Chúng ta không thể mong một bệnh nhân nhiễm trùng tự khỏi mà không cần thuốc kháng🍷 sinh; một bệnh nhân ung thư ꦛtự cải tử hoàn sinh hay một bệnh nhân bị viêm ruột thừa hết bệnh mà không cần phẫu thuật. Trầm cảm cũng là một bệnh lý như vậy".
Tất cả lý do này khiến nam giới và gia đình thường giấu bệnh🍎, tránh để đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng, làng xóm dị nghị. Hậu quả, đàn ông trầm cảm không được điều trị có thể rối loạn chức năng tình dục, hành vi tự 🅺hủy hoại bản thân, nghiêm trọng hơn nữa là tự đẩy mình đến bờ vực suy sụp tinh thần, có ý tưởng hay hành vi tự sát song không ý thức được.
Chuyên gia cho rằng cách hiệu qꦯuả nhất để bước vào thế giới nội tâm của một bệnh nhân rối loạn tâm thần là coi họ thực sự như người bạn, lắng nghe và sẻ chia chân thành, bên cạnh kiến thức chuyên môn.
"Kiến thức của bác sĩ, lý trí, tình cảm phải được kết hợp nhuần nhuyễn, trở thành kỹ năng, công cụ giao tiếp giữa người điều trị và người bệnh", anh nói. Người bệnh được điều trị tốt sẽ kéo dài thời gian ổn đ💮ịnh bệnh; hạn chế tái phát triệu chứng; đồng thời giúp họ tăng cường khả năng tự ứng phó, tự giải quyết các vấn đề của bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
"Trầm cảm nói chung và trầm cảm ở nam giới nói riêng đều có thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ cần mỗi người bệnh cho bản thân cơ hội để được bạn bè, người thân đồng hành và được chuyên gia thăm khám điều trị"🎶, bác sĩ Tùng nói.
Thúy Quỳnh